Tội nhận hối lộ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Hành vi nhận hối lộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ xã hội như thế nào?
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh để thay đổi bộ mặt của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng và Nhà nước cũng từng bước đẩy mạnh nhiều biện pháp hướng tới mục tiêu lớn nhất là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, theo đó cũng cần sự góp sức của người dân tiêu biểu là những lực lượng cán bộ, đảng viên những người có chức vụ trong các cơ quan, tổ chức trong và ngoài Nhà nước.
Luật sư
Những lực lượng tiêu biểu này khi tham gia quản lý xã hội, thi hành pháp luật cần là những tấm gương sáng, có đủ phẩm chất nêu cao tinh thần công tư phân minh.Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, tình trạng về suy thoái phẩm chất đang diễn ra len lỏi trong từng phương thức quản lý trong đó có tình trạng nhận hối lộ. Tội nhận hối lộ đang là một vấn nạn xã hội, là vấn đề được cả dư luận quan tâm. Vì hậu quả nghiêm trọng của vấn nạn này nên Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định rất rõ về các chế tài nghiêm khắc đối với người có hành vi phạm tội.
Mục lục bài viết
1. Cấu thành tội nhận hối lộ:
Thứ nhất về mặt khách thể của loại tội phạm nhận hối lộ: Người phạm tội có hành vi lợi vụ quyền hạn của mình thực hiện những hành vi nhận các lợi ích từ người khác thông qua các hình thức trực tiếp hoặc qua trung gian để nhận được các lợi ích đó. Với các hành vi đó người phạm tội đã xâm phạm đến các chuẩn mực đúng đắn, quy trình hoạt động, trách nhiệm làm việc trong cơ quan tổ chức, những điều này đã được nhà nước đã quy định.
Thứ hai về mặt chủ thể của tội nhận hối lộ theo quy định của pháp luật hình sự có những dấu hiệu như sau:
Trước hết vẫn đảm bảo những đặc điểm chung về chủ thể của các loại tội phạm là người phạm tuổi có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Ngoài ra chủ thể của tội này mang những đặc điểm riêng như chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn làm việc kể cả trong các cơ quan tổ chức, hay trong các doanh nghiệp, các tổ chức ngoài nhà nước. Cụ thể hơn những người này hiện đang đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý nhân sự, người lao động từ tất cả các cấp bậc, hoặc đối với những người quản lý có chức vụ không có quyền hạn đó nhưng vẫn có sự can thiệp gây ảnh hưởng đối với người khác làm phát sinh quyền lợi nhằm vào mục đích nhận hối lộ của người đi hối lộ tham gia với tư cách là đồng phạm với tư cách là người giúp sức, người xúi dục. Đối với người có chức vụ quyền hạn tực tiếp thực hiện hành vi nhận hối lộ phát sinh quyền lợi cho người đi hối lộ thì chắc chắn phải có quyền hạn trách nhiệm trong vấn đề đó.
Thứ ba về mặt khách quan của tội phạm theo quy định của pháp luật.
Người phạm tội nhận hối lộ đã thực hiện hành vi phạm tội bằng cách lợi dụng quyền lực của mình trong tổ chức, cơ quan đó hoặc tầm ảnh hưởng của mình để tác động đến cá nhân, tổ chức khác để giúp đỡ người khác, làm theo yêu cầu của người khác bằng cách thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để đạt được mục đích của họ. Và chỉ có thể lợi dụng quyền lực, chức vụ này mới có thể thực hiện được công việc. Sau đó thông qua trung gian hoặc trực tiếp nhận những khoản lợi ích về tiền, tài sản hay các đồ vật có giá trị khác.
Theo đó mặt khách quan của tội phạm này đặc trưng đó là việc nhận hối lộ của người có chức vụ quyền hạn. Bằng các khả năng của mình, liên quan đến quyền lực của mình đang có người phạm tội sẽ gây ảnh hưởng hoặc trực tiếp đáp ứng những yêu cầu của người đi hối lộ bằng các làm một việc hay không làm một việc. Hành vi nhận hối lộ của người phạm tội không nhất thiết họ phải nhận trực tiếp nhận tiền hay vật chất mà nếu người nhận hối lộ nhận hối lộ qua một người khác cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Hoặc hành vi nhận hối lộ cũng được thể hiện qua hành vi sẽ nhận hối lộ khi có căn cứ chứng minh được người nhận hối lộ sẽ nhận tiền, tài sản, hay lợi ích khác sau khi hoàn thành được công việc.
Thứ ba về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ: Chủ thể có hành vi nhận hối lộ có đầy đủ năng lực hành vi, vi phạm với lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hành vi. Người có hành vi vi phạm biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của cơ quan, tổ chức; ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần thực thi pháp luật, đã xâm phạm đến các chuẩn mực đúng đắn, quy trình hoạt động, trách nhiệm làm việc trong cơ quan tổ chức, những nguyên tắc đã được các tổ chức và nhà nước đã quy định nhưng vẫn cố ý thực hiện để đạt được lợi ích cá nhân.
2. Mức hình phạt khi phạm tội nhận hối lộ:
Căn cứ để quy định về các mức hình phạt hình sự với tội nhận hối lộ là người vi phạm có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật và số lợi ích mà người đó nhận được khi đáp ứng yêu cầu của người hối lộ. Theo quy định tại điều 354
Khung hình phạt thứ nhất quy định tại khoản 1 điều 354
Khung hình phạt thứ hai quy định tai khoản 2 điều 354 Bộ luật hình sự 2015 với mức hình phạt từ 7 năm tù đến mức 15 năm tù với những người lợi dụng quyền lực của mình để mang lại quyền lợi cho người khác, có hành vi nhận hối lộ. Quy định về mức phạt tù này với các hành vi có tình tiết tăng nặng, mang tính chất chuyên nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội như người phạm tội có hành vi vi phạm có tính chất có tổ chức hoạt động có sự phối hợp với nhau; hay người có hành vi phạm tội trực tiếp sử dụng quyền lực của mình để thực hiện hành vi phạm tội; giá trị của lợi ích nhận được có giá trị xác định từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hay việc người có hành vi nhận hối lộ của người khác nhưng đã gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, nhà nước với giá trị tài sản từ 1 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng; người có hành vi vi phạm pháp luật về tội nhận hối lộ đã có sự vi phạm từ lần thứ hai trở đi, người có hành vi nhận hối lộ vẫn nhận lợi ích từ người khác dù biết rõ đó là tài sản của Nhà nước; người có hành vi nhận hối lộ khi thực hiện công việc cho người khác đã chủ động đòi hối lộ, hoặc sách nhiễu gây khó khăn cho người khác để nhận hối lộ hay sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để được nhận hối lộ. Đây là những tình tiết tăng nặng với cách thức nhận hối lộ tinh vi hơn, hậu quả nghiêm trọng hơn nên được xếp vào mức khung hình phạt với mức phân loại tội phạm là tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng.
Khung hình phạt thứ ba quy định tại khoản 3 Điều 345 Bộ luật hình sự 2015 mức mức hình phạt từ 15 năm đến 20 năm tù thì đối với người có hành vi nhận hối lộ với lợi ích vật chất có được sau khi thực hiện hành vi có giá trị rất cao từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng. Hay đối với hành vi nhận hối lộ này đã gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, Nhà nước với giá trị tài sản từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng trở lên.
Khung hình phạt thứ tư quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 với mức hình phạt tù 20 năm tù hay tù chung thân hoặc án tử hình nếu như người nhận hối lộ khi thực hiện hành vi đã hưởng lợi ích hối lộ với giá trị từ trên 1 tỷ đồng và việc nhận hối lộ này đã gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, Nhà nước rất lớn về tài sản với giá trị từ trên 5 tỷ đồng.
Ngoài các hình phạt tù thì vẫn có các hình phạt bổ sung với những người phạm tội với hành vi nhận hối lộ như hình phạt bằng tiền từ 30 triệu đến 100 triệu và sẽ phải nộp toàn bộ tài sản hay một phần tài sản nhận hối lộ trong quá trình phạm tội, hay đối với những người có chức vụ nhất định thì không được đảm nhiệm trong thời gian theo quy định của khoản 5 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015.
3. Tội nhận hối lộ phải ngồi tù bao nhiêu năm?
Tội nhận hối lộ được cấu thành do lỗi của Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
1. Cơ sở pháp lí:
Theo Điều 354 Bộ luật hình sự 2015:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d)Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
Chủ thể của tội nhận hối lộ
Chủ thể của tội nhận hối hộ là người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận hối lộ. Như vậy, chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.
Hành vi phạm tội
– Có sự thỏa thuận trước về việc đưa và nhận hối lộ (trực tiếp hoặc qua trung gian) giữa người đưa hối lộ và người có chức vụ, quyền hạn để thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người có chức vụ, quyền hạn đã đồng ý nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất đó mà không phụ thuộc vào việc trên thực tế đã có việc giao hay nhận hay chưa.
– Hậu quả của hành vi nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tức là dù hậu quả chưa xảy ra thì hành vi của người phạm tội vẫn cấu thành tội phạm. Ví dụ trong trường hợp người có chức vụ, quyền hạn chủ động đòi hối lộ thì tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội tỏ rõ thái độ của mình và người đưa hối lộ chấp nhận đòi hỏi đó.
Hình thức của hối lộ
Hình thức của tội nhận hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (vàng, ngọc, ô tô, nhà đất …). Như vậy, trong khi Công ước quốc tế chống tham nhũng của Liên hợp quốc xác định hối lộ bao gồm lợi ích vật chất và phi vật chất thì quy định pháp luật của nước ta mới chỉ dừng lại ở đối tượng hối lộ là vật chất.
Để cấu thành tội phạm, giá trị lợi ích vật chất dùng để hối lộ tối thiểu phải là hai triệu đồng, trường hợp dưới 2 triệu đồng thì phải có thêm một trong những điều kiện như: Gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Mức hình phạt cao nhất của tội hối lộ được quy định tại Khoản 4 Điều 279 là phạt tù hai mươi năm, chung thân hoặc tử hình.