Chế định về tội phạm liên quan đến tù binh đã được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sớm. Dưới đây là phân tích về tội ngược đãi tù binh, hàng bình theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Mục lục bài viết
1. Tội ngược đãi tù binh, hàng binh theo Bộ luật Hình sự:
1.1. Tù binh và hàng binh được hiểu như thế nào?
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Để đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng ở miền Nam, Đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng một hệ thống những nhà tu vào trại giam dày đặc từ trung ương cho đến địa phương trên khắp miền Nam Việt Nam để giam cầm những người cộng sản, những người yêu nước và chiến sĩ cách mạng. Như vậy câu hỏi đặt ra, tù binh và hàng binh là gì? Đó là những khái niệm để chỉ những người thuộc lực lượng vũ trang thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xung kích trong lịch sử, hoặc những người tham gia lực lượng vũ trang nhưng không trực tiếp tham gia chiến đấu như phóng viên chiến tranh, hoặc nhân viên dân sự trên kia cơ quân sự … bị đối phương bắt giữ trong thời gian tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc của họ. Tù binh và hàng binh theo quy định của pháp luật quốc tế, cụ thể là theo Công ước Giơnevơ ngày 12 tháng 8 năm 1949, có ghi nhận rằng: tù binh thuộc quyền của quốc gia cầm giữ chứ không thuộc quyền của cá nhân hay đơn vị đã bắt giữ được họ; tù binh phải được tôn trọng về danh dự trong mọi trường hợp; tù binh phải được đối xử như nhau, không có sự phân biệt bất lợi vì lí do chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, chính kiến trừ những ưu đãi vì lí do sức khỏe, giới tính, tuổi tác; tù binh phải tuân theo pháp luật, mệnh lệnh chung trong các lực lượng vũ trang của quốc gia cầm giữ, quốc gia cầm giữ không được phạt tập thể vì những hoạt động cá nhân: tù binh sẽ được phóng thích và cho hồi hương ngay sau khi kết thúc chiến sự … Hiện nay thì vấn đề này đã được cụ thể hóa tại Điều 420 Chương XXV Bộ luật Hình sự số
1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội ngược đãi tù binh, hàng binh theo Điều 420 của Bộ luật hình sự 2015:
Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực sắc bén của nhà nước để bảo vệ tổ quốc và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn thi hành chính sách Hòa Bình và hợp tác với các tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị. Thế nhưng khi đang tồn tại chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động thì còn cần thiết phải cảnh giác. Xây dựng quân đội cách mạng chính quy và tinh nhuệ cũng như từng bước hiện đại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đảng và nhà nước ta. Để tăng cường kỷ luật quân đội và nâng cao sức mạnh cũng như khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, mỗi quân nhân phải thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Việc coi thường kỷ luật quân đội gây nên những hậu quả khó lường. Vì thế cho nên bộ luật hình sự hiện hành đã quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật quân đội, vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm của quân đội, trong đó bao gồm cả hành vi ngược đãi tù binh được quy định cụ thể tại Điều 420 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017).
Thứ nhất, khách thể của tội phạm. Nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước ta và của quân đội. Với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, mỗi quân nhân phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đó. Sức mạnh và trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ quân đội phụ thuộc vào việc hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi quân nhân. Hay nói cách khác thì khách thể của tội ngược đãi tù binh đã xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, xâm phạm đến sức mạnh và trình độ sẵn sàng chiến đấu cũng như chế độ phục vụ trong quân đội mà nhà nước đã quy định. Sức mạnh và trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ quân đội do nhiều yếu tố hợp thành. Mỗi hành vi phạm tội không đồng thời xâm phạm tất cả các yếu tố hợp thành đó, không phải xâm hại toàn bộ các quan hệ xã hội liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của quân nhân ba chỉ xâm hại quan hệ xã hội nhất định. Quan hệ xã hội cụ thể mà hành vi phạm tội xâm hại trực tiếp là khách thể trực tiếp của tội phạm ngược đãi tù binh.
Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm kỷ luật, sức mạnh chiến đấu, chế độ phục vụ và chế độ công tác trong quân đội. Tội ngược đãi tù binh được thực hiện bằng cả hành động hoặc không hành động. nói chung thì tội phạm này được cấu thành hình thức, tức là hậu quả nguy hiểm không được quy định là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Theo công ước Giơnever năm 1949 về tù, hàng binh mà nhà nước Việt Nam tham gia thì tù, hàng binh được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự. Hành vi ngược đãi tù, hàng binh xâm phạm kỷ luật quân đội, tập quán chiến tranh và xâm phạm chính sách về tù binh, hàng binh của nhà nước.
Nhìn chung thì dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm được xác định là, hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi ngược đãi tù binh, hàng binh như làm nhục (xỉ vả hoặc mắng chửi), dùng nhục hình (đánh đập hoặc tra tấn …) hoặc không cứu chữa tù binh và hàng binh bị thương, bị đau ốm…
Thứ ba, mặt chủ quan của tội phạm. Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.
Thứ tư, chủ thể của loại tội phạm này là những người có đầy đủ dấu hiệu về chủ thể chung của tội phạm (tức là không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi phạm tội hoặc đạt độ tuổi nhất định) theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể thì có thể phân chủ thể thành bốn loại sau đây:
– Quân nhân tại ngũ, công nhân hoặc viên chức quốc phòng;
– Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện;
– Dân quân tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu;
– Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.
Nhìn chung thì có thể nói tội phạm này chủ yếu là những chủ thể đặc biệt. Đối với những loại tội phạm liên quan đến quân nhân như vậy thì dấu hiệu đặc trưng chủ yếu tập trung ở khách thể và chủ thể của tội phạm. Nó xâm hại đến quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ và chủ yếu là xâm hại đến sức mạnh chiến đấu, kỷ luật quân đội và chế độ công tác quân sự. Điều này lý giải cho việc các nhà xây dựng luật đã tách các loại tội phạm khác nhau thành nhiều trưng riêng trong bộ luật hình sự và chủ thẻ cũng được quy định ở những điều luật độc lập, và chỉ những chủ thể được quy định tại Điều 392 của Bộ luật Hình sự năm 2015 hiện hành mới phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm xâm phạm nghĩa vụ và trách nhiệm của quân nhân nói chung và tội phạm ngược đãi tù binh nói riêng.
Thứ năm, về hình phạt. Điều luật quy định một khung hình phạt chính là cải tạo không gian giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Tội ngược đãi tù binh, hàng binh có đương nhiên được xóa án tích không?
Vấn đề về xóa án tích đã được quy định cụ thể tại chương X của Bộ luật Hình sự năm 2015 hiện hành, quy định trong năm đều đạt từ Điều 69 đến Điều 73. So với quy định của pháp luật hình sự cũ thì hiện nay bộ luật hình sự Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực liên quan đến án tích. Các trường hợp đương nhiên xóa án tích theo Điều 70 của pháp luật hình sự hiện hành giữ nguyên thời hạn 1 năm để xóa án tích (đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không gian giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo), đồng thời rút ngắn thời hạn được xóa án tích theo hướng còn hai năm đối với trường hợp bị phạt tù đến 05 năm, 03 đối với trường hợp bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm, và 5 năm đối với trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Riêng đối với trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc hoạt động công việc nhất định trong một khoảng thời gian, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thôi hạn đã nêu trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. Theo đó đối với tội ngược đãi tù binh theo quy định tại Điều 420 của pháp luật hình sự sẽ được đương nhiên xóa án tích theo thời hạn nêu trên.
3. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn chiến đấu của các tù binh:
Thứ nhất, tuân thủ nguyên tắc tổ chức của đảng đồng thời sáng tạo và linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh tù đày. Đây là một trong những nguyên tắc bất di bất dịch được nghiêm túc thực hiện trong mọi hoàn cảnh kể cả trong những tình thế nguy hiểm nhất. Nếu vi phạm những nguyên tắc ấy thì người tu đã phản bội lại lý tưởng và tổ chức của mình, đặt mình vào phía đối nghịch với đồng chí và đồng đội. Thực hiện nghiêm những nguyên tắc mà đảng đã đưa ra để có thể đi đến thắng lợi một cách thành công. Trên cơ sở đó thì sẽ cùng nhau mưu chí và linh hoạt trong công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh của các đảng viên trong hoàn cảnh đặc biệt, đây không chỉ là nguyên nhân dẫn tới thành công trong các cuộc đấu tranh với kẻ thù mà còn là bài học lịch sử có giá trị trong xây dựng đảng ở mọi hoàn cảnh.
Thứ hai, xác định đúng mục tiêu đấu tranh và thực hiện nhiều phương pháp, hình thức đấu tranh phù hợp. Xác định đúng mục tiêu đấu tranh là cơ sở để thực hiện phương pháp và các hình thức đấu tranh nên đã tập hợp được lực lượng đông đảo và phát huy sức mạnh của tù binh. Việc tập hợp được lực lượng đông đảo góp phần tạo nên nhiều hình thức đấu tranh để phát huy sức mạnh trong đấu tranh. Đồng thời luôn luôn chú ý trong việc tiếp thu ý kiến và tiếp nhận đề suất xây dựng chủ trương đấu tranh, mọi chủ trương phải hết sức cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Không chỉ nghe một phía mà thiếu đi tính toán dự phòng. Không để tình trạng bộc phát làm phá vỡ phương thức đấu tranh nhất định. Bảo vệ nội bộ là công tác rất quan trọng, và phải luôn tỉnh táo đề phòng cài cắm trong những trường hợp đặc biệt.
Thứ ba, luôn luôn coi trọng công tác chính trị tư tưởng, giúp cho tù binh giữ vững khí tiết của người cộng sản và vượt qua sự tra tấn cám dỗ của thù địch. Người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm cũng tức là bước vào trận địa mới. Khi đó thì họ sẽ phải đương đầu với những cuộc đấu tranh mới. Để làm tốt được công tác này thì cần phải tuyên truyền và giáo dục cho đảng viên cũng như quần chúng tinh thần yêu nước và ý chí nghị lực đấu tranh, củng cố niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).