Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật là gì? Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật tên tiếng Anh là gì? Quy định của pháp luật về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật?
Hiện nay, các tội phạm xâm phạm đến hoạt động tư pháp ngày càng có xu hướng gia tăng và có những diễn biến phức tạp. Điều này đã dẫn đến những hậu quả vô cũng quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơ quan nhà nước. Một trong những tội thuộc nhóm tội phạm này đó là tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
1. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật là gì?
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giam, giữ người trái với quy định của pháp luật.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật hình sự dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
2. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật tên tiếng Anh là gì?
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật tên tiếng Anh là: “Abuse of position or power to hold a person in detention or custody against the law”
3. Quy định của pháp luật về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật.
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật được quy định tại Điều 377 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau:
” Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;
b) Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;
c) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;
d) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;
đ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;
b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;
b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;
c) Làm người bị giam, giữ tự sát;
d) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Các yếu tổ cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam. giữ người trái pháp luật
– Mặt khách quan: Hành vi khách quan:
Hành vi khách quan của tội này là hành vi dưới dạng không hành động, cụ thể:
+ Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật: Người có đủ thẩm quyền và có đủ căn cứ pháp lý đê ra quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ nhưng đã không ra quyết định trả tự do cho người đó.
+ Không thực hiện quyết định trả tự do cho người được trà tự do theo quy định của pháp luật: Người có trách nhiệm thi hành các quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ đã không thực hiện quyết định trả tự do của cấp có thẩm quyền.
+ Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quyết định của luật.
+ Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quyết định của luật
+ Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, theo quyết định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành.
+ Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, lạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.
– Ra quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật; như ra quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ra lệnh tạm giam… không đủ căn cứ theo quy định của pháp luật. Trong các trường hợp này, người có chức vụ, quyền hạn biết rõ việc bắt, giam, giữ người là không có căn cứ nhưng vẫn ra quyết định. Nếu do trình độ non kém mà quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ thì không phạm tội này.
Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành. Đây là trường hợp bắt, giữ, giam người mặc dù có căn cứ nhưng sai về thủ tục (không có lệnh hoặc lệnh, quyết định chưa có hiệu lực).
Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn. Trường hợp này người có thẩm quyền biết rõ đã hết thời hạn tạm giữ, tạm giam nhưng cố ý không gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn.
– Mặt chủ thể:
+ Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt – người có chức vụ, quyền hạn trong việc bắt, giữ, giam, trả tự do cho người bị bắt, giam, giữ. Gồm cả người có nghĩa vụ ra quyết định (người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người được giao một số hoạt động điều tra) và người có nghĩa vụ chấp hành quyết định (Ban giám thị Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam; cán bộ, chiến sĩ có nhiệm vụ canh giữ, dẫn giải người bị giam, giữ…).
+ Trường hợp người không có chức vụ, quyền hạn ra lệnh bắt, giam, giữ người trái pháp luật thì không phải là chủ thể của tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giam, giữ người trái pháp luật” mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS 2015).
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Theo đó, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn và việc không ra quyết định trả tự do hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra. Trường hợp do cầu thả để quá hạn giữ, giam hoặc thiếu trách nhiệm không giao lệnh, quyết định đến cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật thì không cấu thành tội này mà tùy trường hợp có thể bị xử lý kỷ luật hoặc cấu thành tội phạm khác.
– Mặt khách thể: mặt khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến tính đúng đắn của hoạt động tố tụng
– Hình phạt:
+ Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:
Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;
Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;
Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;
Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;
Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.
+ Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;
Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
– Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;
Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;
Làm người bị giam, giữ tự sát;
Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.
+ Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Do đó, có thể thấy khung hình phạt của tội phạm này được chia làm 3 khung:
+ Khung hình phạt cơ bàn là phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
+ Khung tăng nặng thứ nhất, phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
+ Khung tăng nặng thứ hai, phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.
+ Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các tình tiết định tính “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” tại khoản 2, khoản 3, cụ thể:
– Tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” tại khoản 2 được cụ thể như sau: Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người; Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn; Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
– Tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” tại khoản 3 được cụ thể như sau: Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên; Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết; Làm người bị giam, giữ tự sát; Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.