Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là gì? Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân trong Tiếng anh là gì? Quy định của bộ luật hình sự về tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu dân ý?
Quá trình thực hiện quyền bầu cử, quyền biểu quyết của công dân phải chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi mang tới một kết quả đúng, khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho các chủ thể đã cố ý làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của hoạt động bầu cử, trưng cầu ý dân.
Mục lục bài viết
1. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là gì?
Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự, có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân cố ý giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân.
2. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân trong Tiếng anh là gì?
Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân trong Tiếng anh là “Falsification of election or referendum result”.
3. Quy định của bộ luật hình sự về tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu dân ý?
Điều 161
“1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3.1. Dấu hiệu khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là vấn đề khá phức tạp và có nhiều ý kiến khác nhau:
– Nếu xem xét dưới góc độ là khách thể loại: thì tội này xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của công dân.
– Nếu xem xét dưới góc độ là khách thể trực tiếp: thì tội phạm này vẫn còn nhiều vấn đề để bàn luận:
+ Trước đây, Tại điều 122
+ Tuy nhiên, bộ luật hình sự năm 2015 đã tách tội phạm này thành một tội độc lập, do đó việc xem xét khách thể có phải là quyền bầu cử nữa hay không cũng cần được đặt ra. Hiên nay có ý kiến cho rằng, khách thể của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu dân ý không phải là quyền bầu cử hoặc biểu quyết của công dân nữa, vì hai quyền này công dân đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý là hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý của cơ quan tổ chức bầu cử và theo ý kiến này, thì tội làm sai lệch kết quả bầu cử phải được quy định ở Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính mới hợp lý. Tuy nhiên, qua nghiên cứu hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử gây ra, chúng ta thấy khách thể của tội làm sai lệch kết quả bầu cử cũng chính là quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân, bởi lẽ suy cho cùng thì hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử đã gián tiếp xâm phạm đến quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân
Vấn đề xác định khách thể của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý về tương đối chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận và có ý nghĩa trực tiếp đối với việc cơ cấu Bộ luật hình sự điều đó không làm thay đổi đặc điểm của tội phạm cũng như các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này..
Đối tượng tác động của tội phạm này là kết quả bầu cử (là kết quả của quá trình công dân thực hiện quyền bầu cử để chọn ra được người vào Đại biểu quốc hội hoặc đại biểu hội đồng nhân dân), kết quả trưng cầu ý dân( là kết quả cuối cùng của hoạt động thực hiện quyền biểu quyết thông qua hoạt động bỏ phiếu, kết quả đó thường có nội dung chủ yếu là số phiếu bao nhiêu, bao nhiêu phiếu đồng ý và bao nhiêu phiếu phản đối) , kết quả này có thể được thể hiện hoặc ghi nhận trong một biên bản, một báo cáo, một danh sách hoặc được lưu trong máy tính…
3.2. Dấu hiệu khách quan của tội phạm.
Hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm tại Điều 161 là: giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân. Trong đó:
– Giả mạo giấy tờ: là hành vi làm phiếu bầu cử giả hoặc dùng phiếu bầu cử giả, thay đổi nội dung phiếu bầu, sửa chữa kết quả bầu cử trên các phiếu bầu, thêm hoặc bớt phiếu bầu với mục đích làm sai lệch kết quả bầu cử theo ý mình.
– Gian lận phiếu là hành vi dối trá trong việc thêm, bớt phiếu bầu dẫn đến kết quả bầu cử không chính xác như thêm phiếu trúng cử cho người mà mình quan tâm mong muốn trúng cử hoặc bớt phiếu trúng cử đối với người mà mình không muốn trúng cử.
– Dùng thủ đoạn khác là hành vi ngoài hành vi giả mạo giấy tờ hoặc gian lận phiếu bầu nhưng cũng làm sai lệch kết quả bầu cử. Đây là quy định mở của pháp luật , nhằm đề phòng những trường hợp không phải là giả mạo giấy tờ hoặc gian lận phiếu bầu nhưng vẫn làm sai lệch kết quả bầu cử.
Thủ đoạn khác được tính đến trong mô tả hành vi khách quan ví dụ như mua chuộc, dụ dỗ, cưỡng ép… người có trách nhiệm trong việc tổ chức giám sát việc bầu cử để những người này thực hiện hành vi giả mạo giấy tờ hoặc gian lận phiếu bầu để làm sai lệch kết quả bầu cử.
Hậu quả là không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, nhưng là dấu hiệu để tăng nặng trách nhiệm hình sự.
3.3. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm.
Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý thực hiện do lỗi cố ý (trực tiếp), tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử , kết quả trưng cầu dân ý là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy
Người phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử có nhiều động cơ khác nhau; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, việc thực hiện các thủ đoạn với mục đích là làm sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý.
3.4. Dấu hiệu về chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu dân ý cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi (từ đủ 16 tuổi trở lên) và có năng lực trách nhiệm hình sự
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Đối với những người khác, có thể là chủ thể trong trường hợp có đồng phạm. Cụ thể
người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử là người được giao nhiệm vụ tổ chức việc bầu cử theo luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân; Luật trưng cầu dân ý như: Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng bầu cử; Trưởng ban, Phó trưởng ban giám sát bầu cử; ủy viên Ủy ban bầu cử; nhân viên giúp việc trong ban bầu cử, tổ bầu cử… Nói chung, những người được giao nhiệm vụ trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử và do có trách nhiệm này nên mới có điều kiện thuận lợi để làm sai lệch được kết quả bầu cử.
3.5. Hình phạt áp dụng.
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng: bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Có tổ chức: Là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và đòi hỏi phải có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Khi đã xác định được trường hợp cụ thể đó là phạm tội có tổ chức, thì phải áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với tất cả những người cùng thực hiện tội phạm (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức).Mức độ tăng nặng phụ thuộc vào quy mô tổ chức, vai trò của từng người trong việc tham gia vụ án.
+ Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân: Đây là trường hợp sai lệch mà không thể khôi phục lại được kết quả chính xác, buộc phải tổ chức lại nhằm đảm bảo tính khách quan, đúng quy định của pháp luật.
– Khung hình phạt bổ sung: bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hình phạt cao nhất mà người phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu dân ý có thể bị áp dụng là 03 năm tù, là loại tội phạm ít nghiêm trong.