Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới, chống dịch, và các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người, trong bộ luật hình sự cũng có quy định về tội “ làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”
Mục lục bài viết
1. Tội làm lây lam dịch bệnh nguy hiểm cho người là gì?
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang i mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người hoặc có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Các quy định của pháp luật về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người:
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người được quy định tại Điều 240
“ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết hai người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”
2.1. Dấu hiệu pháp lý:
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
– Chủ thể của tội phạm này có thể là chủ thể bình thường hoặc chủ thể đặc biệt tùy thuộc vào hành vi phạm tội được thực hiện.
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là:
– Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người. Trong đó, vùng có dịch bệnh được hiểu là khu vực có dịch y mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ y tế hoặc Thủ tướng chính phủ đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Vùng có dịch bệnh có thể xảy ra ở một làng, một xã hoặc nhiều xã trong huyện, một hoặc nhiều huyện trong tỉnh, một hoặc nhiều tinh trên phạm vi cả nước; sản phẩm động vật được hiểu là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, như thịt, sữa, xương, sừng v.v..; sản phẩm thực vật được hiểu là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, như quả, dầu thực vật V.V..; vật phẩm khác được hiểu là bất cứ đồ vật gì mang mầm bệnh hoặc có khả năng gây dịch bệnh cho người.
Ví dụ: Bao bì đóng gói, phương tiện, dụng cụ giết mổ v.v..
– Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc vật phẩm khác mang mầm bệnh nguy hiếm có khả năng lây truyền cho người.
– Hành vi khác làm lấy lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
+ Đây là các hành vi có khả năng làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người ngoài những hành vi kể trên. w Hậu quả của tội phạm được quy định là làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
+ Đây là tội phạm có cấu thành vật chất. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người thực hiện một trong các hành vi nói trên đã làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Người thực hiện những hành vi nói trên nhưng không hoặc chưa làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì chưa bị coi là tội phạm nhưng có thể bị xử lý hành chính.
+ Trong thực tế, còn có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau giữa những người thi hành pháp luật về tội phạm này. Đến thời điểm hiện nay, Hội đồng Thẩm phán
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội đối với hành vi vi phạm là cố ý.
2.2. Hình phạt:
“ … bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết hai người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”
-Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung.
+ Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ y të;
– Làm chết người.
+ Khung hình phạt tăng năng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 12 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Làm chết 02 người trở lên.
+ Khung hình phạt bố sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Một số quy định của pháp luật liên quan đến việc thi hành Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm:
Quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định cụ thể:
“Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
c) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm 2007