Kinh doanh trái phép trước hết là một hành vi kinh doanh. Tức là hành vi thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận.
Kinh doanh trái phép trước hết là một hành vi kinh doanh. Tức là hành vi thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận.
Tuy nhiên kinh doanh trái phép không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn xâm hại đến hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước và bị coi là một tội phạm. Để giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng về những vấn cơ bản liên quan đến tội xâm phạm quyền tác giả LUẬT DƯƠNG GIA cung cấp một số thông tin cơ bản như sau:
1. Cơ sở pháp lý.
2. Những vấn đề cơ bản về tội kinh doanh trái phép.
a. Chủ thể.
Cũng giống như những tội phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự, chủ thể của tội xâm phạm quyền tác giả là cá nhân, có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
b. Khách thể.
Khách thể của tội phạm này là quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực.
c. Mặt khách quan của tội phạm.
– Hành vi khách quan của tội kinh doanh trái phép là một trong các hành vi sau đây:
+ Kinh doanh không có giấy đăng ký kinh doanh: Không làm thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước hoặc có làm thủ tục nhưng không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà vẫn thực hiện việc kinh doanh;
+ Kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký;
+ Kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép.
– Tuy nhiên hành vi kinh doanh trái phép trên phải có thêm một trong các dấu hiệu sau mới cấu thành tội phạm:
+ Đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về hành vi kinh doanh trái phép hoặc về một trong số các tội quy định tại các Điều sau: 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự;
+ Hoặc hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên .
d. Mặt chủ quan.
Yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc phải có khi một người thực hiện hành vi phạm tội. Đối với trường hợp thực hiện hành vi kinh doanh trái phép theo quy định của Bộ luật hình sự thì yếu tố lỗi ở đây là lỗi cố ý.
3. Hình phạt đối với người có hành vi phạm tội.
Điều 159 quy định 2 khung hình phạt đối với người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép là:
– Khung cơ bản có mức hình phạt từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm;
– Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Mạo nhận một tổ chức không có thật;
+ Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính lớn.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là hình phạt tiền với mức phạt từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
4. Cơ quan có thẩm quyền.
Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố một người có thực hiện hành vi kinh doanh trái phép theo quy định tại Điều 159, Bộ luật Hình sự. Đồng thời cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng hình phạt với những đối tượng thực hiện tội phạm này.