Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là gì? Quy định tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội theo Điều 369 Bộ luật hình sự năm 2015?
Người có tội là thuật ngữ được nhắc đến trong luật hình sự, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có tội là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ các quan hệ xã hội. Việc không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội được coi là tội phạm theo quy định tại Điều 369
Cơ sở pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là gì?
Không truy cứu trách nhiệm hình sự là việc chủ thể có thẩm quyền không tiến hành các hoạt động buộc tội và áp dụng hình phạt đối với người thực hiện các hành vi cấu thành tội phạm theo Bộ luật hình sự.
Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có thẩm quyền không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội.
2. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội theo Điều 369 Bộ luật hình sự 2015 :
Điều 369
“1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;
b) Đối với 02 người đến 05 người;
c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
d) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Đối với 06 người trở lên;
b) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Làm người bị hại tự sát.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
2.1. Dấu hiệu khách thể của tội phạm:
Tội không truy cứu TNHS người có tội cũng có tính nguy hiểm cho xã hội tương tự như tội truy cứu TNHS người không có tội. Cả hai tội này đều xâm phạm hoạt động đúng đắn của điều tra, truy tổ và có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của đấu tranh chống và phòng tội phạm nói chung
2.2. Dấu hiệu khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội.
Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là hành vi không khởi tô bị can đôi với người có tội; hành vi không phê chuẩn khởi tố bị can đối với người có tội; hành vi không đề nghị truy tố bị can đối với người có tội; hoặc hành vi không truy tổ bị can đổi với người có tội.
Người có tội là người có hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm cụ thể trong bộ luật hình sự và hành vi đó còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như không có cơ sở pháp lí để miễn trách nhiệm hình sự cho chủ thể thực hiện.
2.3. Dấu hiệu chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ người mình không truy cứu trách nhiệm hình sự là người có tội và có đủ cơ sở pháp lí để truy cứu trách nhiệm hình sự họ. Trường hợp không biết rõ người mình không truy cứu trách nhiệm hình sự là người có tội không thuộc trường hợp phạm tội này.
Trong thực tế, động cơ của người phạm tội có thể khác nhau, do thù tức, do tư lợi, do bị ép buộc v.v.. Nhưng động cơ không được quy định là dâu hiệu định tội. Tính chất của động cơ có thể được xem xét đến khi quyết định hình phạt.
2.4. Dấu hiệu chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội này được quy định là chủ thế đặc biệt, là người có thẩm quyền truy cứu TNHS giống như chủ thể của tội truy cứu TNHS người không có tội. Cụ thể:
Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa;
Như vậy chủ thể của tội này có thể là Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát,…
3. Hình phạt đối với tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội:
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng ( là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù);
+ Đối với 02 người đến 05 người;
+ Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng (là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm) hoặc tội phạm nghiêm trọng (là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù);
+ Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: làm ảnh hưởng đến tình trạng, trạng thái bình yên của xã hội.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Đối với 06 người trở lên;
+ Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.);
+ Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Làm người bị hại tự sát.
Như vậy, mức hình phạt cao nhất mà người phạm tội không truy cứu trách nhiệm hình sự với người có tội có thể bị áp dụng là 12 năm tù.
Trước đây tại điều 294
“1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Điều 369 Bộ luật hình sự năm 2015 không có sự thay đổi trong mức hình phạt. Điểm tiến bộ nhất trong điều 369 là không còn quy định về tình tiết tăng nặng “gây hậu quả nghiêm trong”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” mà thay vào đó là các hậu quả thực tế và cụ thể, đáp ứng được yêu cầu trong cải cách tư pháp cũng như đáp ứng được yêu cầu trong việc áp dụng pháp luật.
Trong tương quan giữa Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội và tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội có nhiều điểm tương đồng trong khách thể, chủ thể thực hiện tội phạm, một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Việc xảy ra hai loại tội phạm này trong xã hội cho thấy nhiều sai sót, lỗ hỏng trong hệ thống tư pháp, dẫn đến sự mất niềm tin của người dân vào hệ thống cơ quan bảo vệ quyền lợi của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của người dân.