Tội giao hoặc điều động cho người không đủ điều kiện, không có bằng lái, không có giấy phép lái các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy theo quy định mới nhất năm 2021?
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
- 2 2. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
- 3 3. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
- 4 4. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường không
1. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Hiện nay, tình trạng cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đang diễn ra rất phổ biến. Việc điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.
Hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản cho người khác, thì đó là tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.
Điều 264 Bộ luật hình sự. quy định Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
“1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.”
1. Dấu hiệu pháp lý
a) Chủ thể của tội phạm
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.
Chủ thể của tội phạm này là người chịu trách nhiệm về việc điều động người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ hoặc là người không có trách nhiệm điều động người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nhưng họ là chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện giao thông đường bộ.
b) Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Khi xác định đối tượng tác động của tội phạm này, cần đối chiếu với quy định của Luật giao thông đường bộ về những điều kiện cần và đủ đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Những điều kiện này do Luật giao thông đường bộ quy định
.
Luật sư
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường bộ là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).
Ngoài hành vi khách quan, đối với tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Các điều kiện này được quy định tại Luật giao thông đường bộ.
d) Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội này, là người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Điều động là ra lệnh, phân công, chỉ thị cho người khác. Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là ra lệnh, chỉ thị hoặc phân công những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là giao phương tiện giao thông đường bộ cho những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
c) Hậu quả
Hậu quả cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Nếu hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm.
2. Hình phạt
Phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm khi phạm tội tại Khoản 1 Điều 264 Bộ luật hình sự.
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi phạm tội tại Khoản 2 Điều 264 Bộ luật hình sự.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội tại Khoản 3 Điều 264 Bộ luật hình sự.
Ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
2. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông có những diễn biến phức tạm, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi năm trên cả nước xảy ra hàng chục ngàn vụ tai nạn giao thông lớn nhỏ, làm chết và bị thương hàng ngàn người, thiệt hại về tài sản hàng tỉ đồng. Trong đó, số vụ tai nạn xảy ra trên lĩnh vực giao thông đường sắt cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng số vụ tai nạn giao thông.
Hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản cho người khác là một trong những hành vi gây ra tai nạn giao thông đường sắt, đó là tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.
Điều 271 Bộ luật hình sự quy định Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt như sau:
“1. Người nào giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
1. Dấu hiệu pháp lý
a) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có trách nhiệm trong việc điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mới có thể là chủ thể của tội phạm này như: Giám đốc xí nghiệp vận tải đường sắt điều động người không có bằng lái, lái tàu hoả; Lái tầu hoả có bằng lái giao tay lái cho người không có bằng lái tàu hoả điều khiển tàu hoả.
Nếu điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì người phạm tội phải là người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì hành vi mới cấu thành tội phạm.
b) Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường sắt.
Đối tượng tác động của tội phạm này là người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường sắt là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).
d) Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội này, là người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
Điều động là ra lệnh, phân công, chỉ thị cho người khác. Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt là ra lệnh, chỉ thị hoặc phân công những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt là giao phương tiện giao thông đường sắt cho những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
c) Hậu quả
Hậu quả cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và người thực hiện hành vi chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì chưa cấu thành tội phạm.
2. Hình phạt
Có ba khung hình phạt khi phạm tội này như sau:
Khung một: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Khung hai: Phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Khung ba: Phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
3. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
Điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy là hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy.
Điều 276 Bộ luật hình sự quy định Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ như sau:
“1. Người nào giao cho người không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
1. Dấu hiệu pháp lý
a) Chủ thể của tội phạm
Do tính chất của phương tiện giao thông đường thuỷ, nên chủ thể của tội phạm này vừa là chủ thể đặc biệt vừa không phải là chủ thể đặc biệt.
Ngoài những người có trách nhiệm trong việc điều động người khác, đối với phương tiện giao thông đường thủy còn có trường hợp chủ phương tiện giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy, để người này điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây ra thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đén sức khoẻ, tài sản của người khác.
Nếu điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì người phạm tội phải là người đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì hành vi mới cấu thành tội phạm.
b) Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường thủy.
Đối tượng tác động của tội phạm này là người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).
d) Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội này, là người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
e) Hậu quả
Hậu quả cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Nếu hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và người thực hiện hành vi chưa bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích thì chưa cấu thành tội phạm.
Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 Điều 276 Bộ luật hình sự.
2. Hình phạt
Có ba khung hình phạt khi phạm tội này như sau:
Khung một: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Khung hai: Phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Khung ba: Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
4. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường không
Những ngày gần đây, tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng là nỗi bức xúc trong xã hội. Hầu như ngày nào báo chí cũng đăng tải tin tức về tai nạn giao thông, về số người thương vong với những hoàn cảnh bi thương… Ðây là vấn đề hết sức nguy hại nhưng kéo dài đã quá lâu. Các cơ quan chức năng và dư luận nói chung đã cố gắng tìm hiểu, phân tích, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan.
Việc điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không là hành vi điều động hoặc giao cho người không có bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường không, đây là tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.
Điều 280 Bộ luật hình sự quy định Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không như sau:
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép người lái tàu bay hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người điều động hoặc giao cho người không có giấy phép người lái tàu bay hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
1. Dấu hiệu pháp lý
a) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này cũng là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có trách nhiệm trong việc điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường không mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
Ngay cả đối với người không có trách nhiệm trong việc điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường không, mà chỉ có hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển cũng là chủ thể đặc biệt vì đối với phương tiện giao thông đường không, không phải ai cũng có thể điều khiển hoặc có trách nhiệm quản lý phương tiện này.
b) Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường không.
Đối tượng tác động của tội phạm này là người điều khiển phương tiện giao thông đường không không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không.
Người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không là người không có bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không.
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
d) Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội này là người thực hiện một trong hai hành vi sau:
+ Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không.
+ Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không.
Điều động là ra lệnh, phân công, chỉ thị cho người khác. Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không là ra lệnh, chỉ thị hoặc phân công những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường không.
Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không là giao phương tiện giao thông đường không cho những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường không.
e) Hậu quả
Hậu quả cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Nếu hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường mà gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 280 Bộ luật hình sự.
Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3, khoản 4 điều 280 Bộ luật hình sự.
2. Hình phạt
Có bốn khung hình phạt khi phạm tội này:
Khung một: Phạt tù từ một năm đến năm năm.
Khung hai: Phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Khung ba: Phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
Khung bốn: Phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.