Tội ô nhiễm môi trường là gì? Tội gây ô nhiễm môi trường tên tiếng Anh là gì? Những quy định của pháp luật về tội gây ô nhiễm môi trường?
Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường. Để ngăn ngừa cũng như có các biện pháp cưỡng chế các tội phạm về môi trường, trong đó có tội gây ô nhiễm môi trường, hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đã có những quy định về tội này cụ thể là trong
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật hình sự 2015
1. Tội ô nhiễm môi trường là gì?
Tội gây ô nhiễm môi trường hành vi cố ý chôn, lấp, đổ, thải trái pháp luật các chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ hoặc chất thải nguy hại khác làm ô nhiễm môi trường.
2. Tội gây ô nhiễm môi trường tên tiếng Anh là gì?
Tội gây ô nhiễm môi trường tên tiếng Anh là: “Causing environmental pollution”.
3. Những quy định của pháp luật về tội gây ô nhiễm môi trường
3.1. Dấu hiệu pháp lí
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm được điều luật quy định theo 2 nhóm chủ thể thực hiện.
– Thứ nhất, đối với nhóm chủ thể chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc chưa bị kết án về tội này, thì hành vi khách quan của tôi gây ô nhiễm môi trường được quy định là một trong các hành vi sau:
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 1000 kg trở lên:
+ Danh mục chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt gồm: Antimon (Antimony); Asen (Arsenic); Bari (Barium) trừ Bari sunphat (Barium sulfate); Bạc (Silver); chì (Lead); Coban (Cobalt); Kẽm (Zinc).
+ Vượt ngưỡng chất thải nguy hại là vượt giới hạn định lượng tính chất chất thải làm cơ sở để phân định, phân loại và quản lí chất thải nguy hại Chôn, lập, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải nguy hại khác từ 3000 kg trở lên. – – – Danh mục các chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm bao gồm:
+ Aldrin: Loại hoá chất diệt kí sinh trùng bám bên ngoài và thuốc trừ sâu tại địa phương
+ Dieldrin: Loại hoá chất được sử dụng chủ yếu để diệt mối và các loại sâu hại cây họ vải
+ Endrin: Loại hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng để diệt côn trùng trên những cánh đồng trồng bông và ngũ cốc, diệt chuột và các loài gặm nhấm khác
– Chôn, lấp là một trong những phương pháp xử lí chất thải. Hiện nay có nhiều mô hình bãi chôn lấp chất thải nguy hại khác nhau (bãi chôn lấp nổi, lấp chìm, lấp nửa chìm, nửa nổi…), việc lựa chọn mô hình chôn, lấp nào cần phải được cân nhắc đầy đủ các yếu tố: loại và lượng chất thải nguy hại, địa hình, diện tích khu chôn lấp, địa tầng và tính thấm của đất đá, chiều sâu và độ dốc mực nước ngầm, các nguyên vật liệu sẵn có, khả năng kiểm soát nguy cơ rò rỉ chất thải và cảnh quan của khu vực ..
+ Đối tượng được chôn lấp là chất thải nguy hại có thành phân nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thài nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy như thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt mối, phụ gia trong keo gỗ dán”…; các chất thải nguy hại khác như xăng, dầu – nhớt thải; sáp – mỡ thải: bùn thải và chất thải có chứa dầu; hắc ín thải…
– Xả thải ra môi trường từ 300 m’/ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về mỗi trường.
– Thải ra môi trường từ 100.000 mét khối trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường. Ví dụ: Thải khí thải công nghiệp, bụi có chứa các chất thải nguy hại ra môi trường.
– Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp;
+ Bụi là những hạt chất rắn, nhỏ thông thường là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75 µm, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng một thời gian.”
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kg trở lên…
– Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ. Ví dụ: Phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ khi vận hành các lò phản ứng hạt nhân vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ gây nhiễm ха ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, môi trường,
– Chất phóng xạ là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 7 kilo Beccoren trên kg (70kBq/kg).
– Các chất này được phát ra khi sử dụng, vận hành các lò phản ứng hạt nhân hoặc phát ra từ các địa điểm cất giữ vật liệu có nguồn bức xạ có hại.
– Thứ hai, đối với nhóm chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì hành vi khách quan của tội gây ô nhiễm môi trường được quy định là một trong các hành vi sau đây:
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 500 kg trở lên;
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải nguy hại khác từ 1.500 kg trở lên;
– Xả thải ra môi trường từ 100 m/ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường;
– Thải ra môi trường từ 50.000 m’/giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường;
– Chôn, lấp, đố, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 70.000 kg trở lên. Vượt quá quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất thải là việc thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn quốc giavề chất thải được quy định trong các văn bản của Nhà nước như:
– Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09-MT:2015/BTNMT
– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 10- MT:2008/BTNMT
– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất bring nước biên ven bờ; QCVN 15-MT:2008/BTNMT
– Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất…
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
3.2. Hình phạt
– Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kg đến dưới 50.000 kg chất thải nguy hại khác.
– Xả thải ra môi trường từ 5.000 m²/ngày đến dưới 10.000 mỗi ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 m/ngày đến dưới 5.000 m/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên:
– Thải ra môi trường từ 300.000 m/giờ đến dưới 500.000 m/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 m’/giờ đến dưới 300.000 m/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 kg đến dưới 500.000 kg;
– Xả thải ra môi trường nước thải, chôn lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liêu từ 200 milisivơ (mSv)/năm đến dưới 400 milisivơ (mSv)/năm giá trị suất liều từ 0,01 milisivo (mSv)/giờ đến dưới 0,02 milisivơ (mSv)/giờ;
– Gây hậu quả nghiêm trọng. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 03 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có ngưỡng chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác;
– Xả thải ra môi trường 10.000 m³/ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia à mỗi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 5.000 m’/ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
– Thải ra môi trường 500.000 m/giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 300.000 m’/giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kg trở lên; Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đồ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liệu 400 milisivơ (mSv)/năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 milisivơ (mSv)/giờ trở lên;
– Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là:
Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định: Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1, thì bị phạt tiền từ 03 tỉ đồng đến 07 tỉ đồng; Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2, thì bị phạt tiền từ 07 ti đồng đến 12 tỉ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3, thì bị phạt tiền từ 12 ti đồng đến 20 tỉ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm; Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 của BLHS, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
– Hình phạt bổ sung cho pháp nhân thương mại phải chịu TNHS (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 05 tỉ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.