Tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ bị xử phạt bao nhiêu năm tù? Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hối lộ, mối giới hối lộ theo quy định của pháp luật.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế tư nhân của Việt Nam cũng ngày càng phát triển với quy mô hoạt động và tầm ảnh hưởng lớn. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm trong khu vực trong và ngoài Nhà nước ngày một diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng đưa, nhận hối lộ. Trong hoạt động quản lý nhà nước luôn khuyến khích người dân tố cáo tham nhũng để đảm bảo bộ máy nhà nước luôn công chính, liêm minh.
Tuy nhiên, bên cạnh xử lí những người có hành vi nhận hối lộ – những thành phần thoái hóa, biến chất trong bộ phận đội ngũ cán bộ của nhà nước, những người có chức vụ, quyền hạn trong xã hội thì hành vi của những người đưa hối lộ, môi giới hối lộ cũng cần được xử phạt. Bởi dưới góc độ pháp lý, có thể thấy tội đưa hối lộ, môi giới đưa hối lộ đã xâm hại đến quan hệ xã hội, làm mất công bằng xã hội, xâm phạm đến sự nghiêm minh của pháp luật, cũng như uy tín và hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nhà nước. Hiện nay,
Vậy, khi có hành vi đưa hối lộ, mối giới hối lộ sẽ bị xử phạt như thế nào? Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu vấn đề trên cơ sở quy định mới nhất của pháp luật.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ theo quy định của pháp luật
Tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ được quy định tại Điều 364, Điều 365 Luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017 như sau:
Một người được coi là phạm tội đưa hối lộ nếu như có hành vi trực tiếp hoặc thông qua quan hệ trung gian để đưa hoặc sẽ đưa cho người đang giữ các chức vụ, quyền hạn những lợi ích nào đó nhằm mục đích yêu cầu họ phải làm hoặc không làm một việc nào đó cho mình.
Tội môi giới hối lộ chính là việc một người có hành vi đóng vai trò làm trung gian nhằm cố ý tạo cầu nối để một người đưa hoặc sẽ đưa các lợi ích cho người có chức vụ, quyền hạn để họ giúp mình thực hiện hoặc không thực hiện một việc nào đó.
Như vậy, mặc dù không phải trong mọi trường hợp đều có người trung gian môi giới hối lộ, tuy nhiên có thể xác định giữa tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ có mối quan hệ và những điểm tương đồng nhau, cụ thể như sau:
– Về chủ thể: Có thể nói những người thực hiện hành vi trong cả hai tội này đều không phải chủ thể đặc biệt, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi đã thực hiện, chỉ cần đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đã quy định đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
– Tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ đều là những loại tội phạm xâm hại đến hoạt động của tổ chức, cơ quan. Nếu như nhận định hành vi đưa hối lộ là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp làm cho những người có chức vụ, quyền hạn thoái hóa, biến chất thì hành vi môi giới hối lộ có thể được xem như là tiếp tay, giúp sức.
– Về hành vi phạm tội:
+ Trong tội đưa hối lộ: người phạm tội phải thực hiện hành vi đưa hoặc sẽ đưa lợi ích nào đó cho người có chức vụ, quyền hạn. Điều này có nghĩa rằng, hành vi đưa hối lộ có thể xảy ra trước hoặc sau khi người có chức vụ, quyền lợi thực hiện một việc nào đó cho người đưa hối lộ.
+ Riêng đối với tội môi giới hối lộ, người phạm tội chỉ thực hiện một hành vi duy nhất đó chính là trung gian móc nối cho người đưa và người nhận hối lộ. Điều này có thể được thể hiện qua việc người phạm tội đứng ra giới thiệu, thúc đẩy, tạo điều kiện để người đưa và người nhận hối lộ tiếp xúc với nhau.
– Nếu như trong một số tội khác, hậu quả của tội phạm phải là dấu hiệu bắt buộc thì đối với tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ đây lại không phải điều bắt buộc. Tuy nhiên, giá trị của lợi ích mà người đưa hối lộ đã và sẽ đưa cho người nhận lại có tính chất quyết định đối với tội này. Theo đó, chỉ cần người thực hiện hành vi đưa các lợi ích phi vật chất hoặc vật chất có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đã đủ cấu thành hai tội này.
– Về mặt chủ quan của tội phạm: tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ chỉ được đặt ra nếu người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi của mình cũng như hậu quả của hành vi này nhưng vẫn thực hiện.
2. Hình thức xử phạt đối với tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ
Tại Điều 364 về tội đưa hối lộ và Điều 365 về tội môi giới hộ lộ trong
– Khung hình phạt thứ nhất áp dụng trong trường hợp lợi ích mà người nhận hối lộ có được từ người đưa hối lộ hoặc thông qua người môi giới hối lộ là phi vật chất hay vật chất (giá trị từ 2 triệu đến 100 triệu đồng):
+ Có thể áp dụng hình thức phạt tiền đến 200 triệu đồng, hoặc
+ Cải tạo không giam giữ: thời hạn đến 3 năm
+ Phạt tù trong thời gian từ 6 tháng đến 3 năm.
– Khung hình phạt thứ hai được áp dụng chính là hình phạt tù có thời hạn từ 2 năm đến 7 năm nếu hành vi của người đưa hối lộ, môi giới hối lộ rơi vào một trong các trường hợp sau:
+ Hành vi được thực hiện bởi sự tham gia của nhiều người, có tổ chức, phân công chặt chẽ
+ Thủ đoạn mà người đưa hối lộ, môi giới hối lộ khi thực hiện hành vi hết sức xảo quyệt.
+ Người đưa hối lộ, môi giới hối lộ là những chủ thể đặc biệt, họ có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng điều đó hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước để thực hiện hành vi.
+ Những người thực hiện hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ là những người có nhân thân không tốt, phạm tội từ 2 lần trở lên.
+ Số tiền tương ứng của các lợi ích vật chất được đưa cho người nhận hối lộ có giá trị từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng.
– Khung hình phạt tù thứ ba được áp dụng trong trường hợp lợi ích vật chất mà người nhận hối lộ có được có giá trị lớn từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, cụ thể: Đối với tội đưa hối lộ, người thực hiện hành vi sẽ phải chịu khung hình phạt từ 7 năm đến 12 năm tù. Còn đối với người thực hiện hành vi môi giới hối lộ hình phạt có phần nhẹ hơn, chỉ từ 5 năm đến 10 năm tù.
– Khung hình phạt thứ tư đối với người phạm tội đưa hối lộ là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, từ 8 năm đến 15 năm đối với tội môi giới hối lộ nếu như giá trị tài sản mà người nhận hối lộ có được có giá trị rất lớn từ 1 tỷ đồng trở lên.
Ngoài các khung hình phạt trên, người phạm tội có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 50 triệu đồng đối với tội đưa hối lộ và 200 triệu đồng đối với tội môi giới hối lộ.
Lưu ý:
– Mọi hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ không phân biệt được thực hiện đối với người có chức vụ, quyền hạn trong hay ngoài Nhà nước đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ theo quy định.
– Ngoài ra, cùng với sư nghiêm minh của pháp luật, nhà nước ta cũng đảm bảo chính sách khoan hồng đối với người phạm tội, cụ thể như sau:
+ Đối với tội đưa hối lộ: Nếu như có căn cứ xác minh được việc thực hiện hành vi đưa hối lộ là do bị cưỡng ép, bắt buộc thì người thực hiện hành vi này sẽ không bị coi là có tội. Đồng thời, số lợi ích mà họ đã đưa cho người nhận hối lộ cũng sẽ được trả lại toàn bộ.
+ Người đưa hối lộ, môi giới hối lộ có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu như những người thực hiện các hành vi đó chủ động khai báo trước khi bị cơ quan chức năng phát giác.
3. Quy định của pháp luật về hành vi về tội đưa hối lộ
Trước thực trạng tham nhũng đang ngày càng trở thành một quốc nạn của nước ta, Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra Nghị quyết Trung ương về đẩy lùi tham nhũng. Trong năm 2013 vừa qua, 3 trong 10 đại án tham nhũng đã được đưa ra xét xử, đa phần trong đó là các vụ án về kinh tế. Một trong những tội phạm thường bị khởi tố trong các vụ án tham nhũng là tội đưa hối hối lộ.
1. Cơ sở pháp lý.
– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
– Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005.
2. Hành vi đưa hối lộ.
Đưa hối lộ là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác làm cho người có chức vụ quyền hạn thực hiện hay không thực hiện một việc nào đó theo ý muốn của người đưa hối lộ.
Việc đưa hối lộ hiện nay diễn ra rất phức tạp và ngày càng có xu hướng tinh vi về thủ đoạn, người đưa hối lộ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi của mình. Hiện nay, trong thực tiễn xét xử, tội phạm đưa hối lộ cũng được coi là hoàn thành khu người có chức vụ quyền hạn và người đưa hối lộ thỏa thuận về của hối lộ cũng như về yêu cầu làm hay không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
3. Trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định:
“1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mười triệu đồng;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân:
a) Của hối lộ có gái trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”
Tội phạm này được hướng dẫn cụ thể trong Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán ngày 15 tháng 3 năm 2001 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139,193,194,278,279 và 289 Bộ luật hình sự năm 1999.
Như vậy, việc thực hiện hành vi đưa hối lộ sẽ cấu thành tội phạm tội Đưa hối lộ theo quy định điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Chủ thể thực hiện hành vi là người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ 18 tuổi trở lên.
+ Thực hiện hành vi đưa hối lộ do tự nguyện, chủ nguyện đưa hối lộ, không khai báo trước khi hành vi đưa hối lộ bị phát hiện.
4. Các trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại điều 46 về Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì nếu người đưa hối lộ tố cáo người nhận hối lộ thì được xem xét tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản
o) – Người phạm tội tự thú;
p) – Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) – Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện điều tra tội phạm.
của điều 46Bộ luật hình sự năm 1999.
Ngoài ra, họ cũng có thể được hưởng các tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.
5. Các tình tiết tăng nặng TNHS.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể được áp dụng tại tội này quy định tại điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 như:
a) Phạm tội có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ quyền hạn;
i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
k) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn khác đặc biệt của xã hội để phạm tội;..
4. Trách nhiệm hình sự đối với người đưa hối lộ
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu đưa người ta 25 triệu để người ta lo việc cho cháu, nhưng bây giờ người ta bị bắt vì môi giới hối lộ. Vậy cháu có bị ảnh hưởng gì không ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Điều 289 của Bộ luật hình sự có ghi nhận về tội đưa hối lộ. Cụ thể như sau:
“1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.
Như vậy, với hành vi đưa tiền để thông qua một người môi giới giúp tìm việc làm là hành vi cấu thành tội phạm đưa hối lộ. Ngoài ra, của hối lộ có giá trị 25 triệu đồng với giá trị tài sản này đã được ghi nhận tại điểm d, khoản 2, Điều 289, Bộ luật hình sự.