Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là gì? Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật Hình sự về tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ?
Hoạt động giao thông đường bộ là hoạt động diễn ra thường trực trong cuộc sống hằng ngày để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển,… của xã hội. Khi tham gia giao thông, mỗi người cần tuân theo những quy định nhất định. Tuy nhiên trong đó vẫn có rất nhiều hành vi không tuân thủ theo những quy định đó, dẫn đến khi tham gia giao thông gây ra những thiệt hại rất lớn. Vì vậy, tại Bộ luật Hình sự năm đã quy định riêng nhóm tội xâm phạn an toàn công cộng, trật tự công cộng, và Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ nằm trong nhóm tội này.
1. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì?
Tội điều động,…. là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, đó là hành vi do người có thẩm quyền khi biết rõ một cá nhận không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà vẫn để người đó điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và gây thiệt hại cho người khác.
2. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tiếng Anh là gì?
Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tiếng Anh là “Requesting an unqualified person to operate a vehicle on public roads”.
3. Quy định của Bộ luật Hình sự về Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Tại
“Điều 263. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật mà vẫn điều động người đó điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Khách thể của tội phạm:
Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ xâm phạm đến các quy định về an toàn giao thông đường bộ đồng, bên cạnh đó tội phạm này còn xâm phạm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Mặt khách quan của tội phạm:
– Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của các tội phạm được xác định là hành vi điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật. Hành vi điều động thể hiện quan hệ phục tùng có tính pháp lí giữa người điều động và người bị điều động.
Người bị điều động hoặc được giao điều khiển phương tiện giao thông là người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông được điều động hoặc được giao hay nói cách khác họ không được phép điều khiển phương tiện giao thông này.
Tại Điều 263 trên quy định về các trường hợp mà không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông:
Người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện. Không có giấy phép lái xe là trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển,…
Người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác là trường hợp trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng có nồng độ cồn và trường hợp trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc 0,25mg/1lít khí thở hoặc là trường hợp trong cơ thể người phạm tội có chất ma túy hoặc chất kích thích khác.
Hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật
Cần phân biệt hành vi điều động và hành vi giao. Hành vi điều động và hành vi giao thì đều là hành vi để người không có đủ điều kiện điều khiến phương tiện giao thông (theo quy định của pháp luật) điều khiển phương tiện giao thông. Sự khác nhau của hai loại hành vi này là do sự khác nhau về mối quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi và người tiếp nhận hành vi đó. Hành vi giao thế hiện mối quan hệ bình thường giữa người giao và người được giao. Còn hành vi điều động mang tính phục tùng có tính pháp lý.
– Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm được quy định ở các tội thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ. Hậu quả bao gồm hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản.
Các hậu quả xảy ra đó chính là:
– Làm chết người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 khoản 3 của Điều 264
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên
Hậu quả thiệt hại này đòi hỏi phải có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trước hết là những người có năng lực trách nhiệm hình sự, tức là người có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi và các chủ thể này đã đạt đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thì Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định như sau:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Như vậy, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó, vì còn có điều kiện khác đó mà Bộ luật Hình sự quy định là “người nào có thẩm quyền” tức người có quan hệ phục tùng về mặt pháp lí với người khác mà trong quan hệ này họ có thể điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông, trên thực tế họ thường là cấp trên, quản lý mà người được giao điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ dù không đủ điều kiện tham gia.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Ở tội điều động người không đủ điều kiện điều khiến phương tiện giao thông đường bộ trong trường hợp gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, lỗi của chủ thể được quy định là lỗi vô ý. Người phạm tội khi có hành vi điều động người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiến phương tiện giao thông đều không mong muốn gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cầu thả.
Hình phạt:
– Hình phạt cơ bản quy định tại Khoản 1 Điều 263 Bộ luật Hình sự đo chính là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với hậu quả
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Hình phạt tăng nặng theo khoản 2 Điều 263 là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Hình phạt tăng nặng theo khoản 3 Điều 263 là phạt tù từ 05 năm đến 12 năm
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.