Tố cáo hành vi đánh người vô cớ và phá hoại tài sản. Tôi bị đánh vô cớ, phá hoại tài sản, tôi có thể yêu cầu khởi kiện hành vi trên được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Rất mong luật sư giúp đỡ: Trong thời gian 24 năm nay gia đình tôi và gia đình đằng sau có xảy ra va chạm đất đai, đến bây giờ vẫn chưa giải quyết dứt điểm được và cứ hễ gia đình tôi hở gì là họ lấy cớ cậy đông anh em ức hiếp gia đình nhà tôi suốt 24 năm qua. Đỉnh điểm là hôm chủ nhật ngày 19.07.2019 gia đình nhà bên tổ chức uống rượu sau đó anh em nhà bên đứng ngoài cổng chửi bới gia đình nhà tôi. Lúc đó bố tôi có mỗi mình ở nhà và gia đình nhà bên có 1 người xông vào tận cửa nhà tôi cầm chiếc gậy dài 2m vô cớ xông vào đánh bố tôi. Những người còn lại thì đập phá tường nhà tôi. Vậy qua sự việc trên tôi rất mong luật sư tư vấn cho tôi: họ đánh người có tổ chức và xông vào tận nhà tôi đánh người không lý do thì họ đã phạm phải tội gì? Và tôi muốn làm đơn kiện gia đình đó thì tôi cần làm những gì? Quy trình khởi kiện thế nào? Rất mong moi người giúp đỡ gia đình tôi.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về hành vi của những người nhà bên nhà bạn uống rượu, đứng ngoài cổng chửi bới nhà bạn và có một người vào nhà bạn đánh bố bạn còn những người còn lại đập phá tường nhà bạn. Trước tiên theo quy định tại Điều 13, Bộ Luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, những hành vi của nhóm người nhà bên có thể cấu thành các tội sau:
* Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản: Tội này được quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015 với nội dung như sau:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
…”
Trường hợp trên của bạn nhóm người này phạm vào điểm a khoản 2 Điều trên phạm tội có tổ chức và mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Luật sư
* Tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 đối với người đã đánh bố bạn. Để xác định cụ thể mức phạt đối với người đã trực tiếp đánh bố bạn, bạn cần phải có giấy chứng nhận của bệnh viện để biết tỉ lệ thương tật của bố bạn. trong trường hợp, tỉ lệ thương tật của bố bạn là từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều 134 thì đương nhiên bạn có thể khởi kiện hình sự đối với người đã xông vào nhà và đánh bố bạn.
Thứ hai, về trình tự, thủ tục để kiện những người nhà bên đó:
* Về nội dung đơn khởi kiện bao gồm:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
– Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
– Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
– Tên, địa chỉ của người bị kiện;
– Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
– Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
– Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
– Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo bạn có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
* Về quy trình khởi kiện: đối với tội cố ý gây thương tích, bạn có thể tiến hành khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, quy định tại
“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử lý trường hợp người bị HIV dọa đánh người
- 2 2. Tố cáo hành vi sử dụng nón bảo hiểm đánh người
- 3 3. Đánh người khác khi bị xúc phạm danh dự có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- 4 4. Cầm vũ khí vào nhà đánh người phạm tội gì?
- 5 5. Luật sư tư vấn trường hợp đánh người cướp tài sản
- 6 6. Quay video hành vi đánh người đưa lên mạng có vi phạm gì không?
1. Xử lý trường hợp người bị HIV dọa đánh người
Tóm tắt câu hỏi:
Em muốn hỏi người yêu mình bị bệnh HIV thường xuyên hâm dọa và đánh người nhà nếu người nhà không đưa tiền hay làm trái ý họ, làm cho tất cả mọi người trong nhà lẫn hàng xóm phải lo sợ. Người bị bệnh đã từng ở tù và đang bị tòa kết án đánh người. Em phải làm sao, mong Luật sư giải đáp thắc mắc.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về hành vi đe dọa và đánh những người trong gia đình của người yêu bạn
Để có thể ngăn chặn hành vi này của người yêu bạn thì gia đình người yêu bạn có thể trình báo sự việc này tới Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc cơ quan Công an thể có thể cơ quan nhà nước có thể đưa ra những biện pháp cụ thể hơn trong sự việc này.
Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính tronh lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì người yêu bạn sẽ bị xử phatj vi phạm hành chính về những hành vi đe dọa cũng như gây thương tích cho những thành viên trong gia đình: Điều 49 Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.”
Thứ hai, về hành vi gây thương tích cho người khác của người yêu bạn.
Cùng với việc người yêu bạn đang bị truy tố trách nhiệm hình sự về hành vi đánh người (tức hành vi cố ý gây thương tích) thì người yêu bạn sẽ tiếp tục bị áp dụng các tình tiết tăng nặng về hành vi này hoặc sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Khi đó cơ quan Công an sẽ áp dụng các những biện pháp để ngăn chặn hành vi của người yêu bạn:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
…”
2. Tố cáo hành vi sử dụng nón bảo hiểm đánh người
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ xin chào luật sư, em và anh ta chỉ chung sống như vợ chồng và có 1 con 6 tháng tuổi theo họ cha.
Anh ta hay bỏ bê vợ con từ lúc mang bầu, đã từng sử dụng chất cấm ảnh hưởng nên hay nghi ngờ chửi và lăng mạ sỉ nhục em nhiều lần, hăm doạ giết em, và vừa mới đây đã cầm nón bảo hiểm đánh vào đầu em nên em đã đi khám và bác sĩ đã viết giấy chấn thương.
Nay em muốn hỏi luật sư về việc em muốn kiện anh ta có được không ạ?
Em phải kiện như thế nào và em cần giấy tờ gì để kiện ạ? Để anh ta không hăm dọa và đánh em nữa. Và anh ta cũng không rõ ràng trong việc cấp dưỡng nuôi con. Xin luật sư hãy giúp giải thích giùm em ạ. Em xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Đối với thông tin bạn cung cấp trong trường hợp này hành vi lăng mạ sỉ nhục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Ngoài ra hành vi hăm dọa giết người của anh ta nếu có đủ cơ sở khiến bạn lo sợ việc đe dọa này sẽ được thực hiện có thể cấu thành Tội đe dọa giết người quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Đối với việc bạn bị tấn công bởi mũ bảo hiểm gây chấn thương, dựa vào tỉ thương tật của bản thân, bạn có thể xác định trách nhiệm của người tấn công nếu tỉ lệ thương tật dưới 11% thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nếu trên 11% có thể cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
…”
Từ những cơ sở đó, bạn có thể tố cáo hành vi đó với cơ quan điều tra để họ tiến hành điều tra, truy tố hành vi vi phạm của người chung sống với bạn. Đối với những hành vi thuộc quy định tại khoản 1 Điều 134, 155 Bộ luật hình sự 2015 thì cần phải có đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, trong trường hợp này hai bạn chỉ sống chung như vợ chồng, vậy cần xem xét hành vi sống chung như vợ chồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Theo đó Điều 15 của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”
Vậy nên cả hai bạn đều phải có nghĩa vụ với người con là nghĩa vụ của cha và mẹ, nên bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng và chăm sóc cho con. Nếu hai bên không thể thỏa thuận được, bạn có thể nhờ tòa án giải quyết. Vì con bạn mới được 6 tháng tuổi do vậy bạn sẽ có quyền trực tiếp nuôi con và bố đứa bé phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đầy đủ.
3. Đánh người khác khi bị xúc phạm danh dự có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi hỏi là tôi có 1 người em đi xuống nhà dượng tôi chơi. Có 1 bầy chó chạy ra sủa nên em tôi đã lấy đất chọi, vô tình trúng chó của người làm dân phòng nhà kế bên. Người đó qua nhà chửi em tôi, rồi nói em tôi ăn căp chó làm thịt, còn thách em tôi mày có ngon thì đánh tao đi. Vì có rượu trong người nên khi nghe chửi và thách thức như vậy nên em tôi đả cầm cây đánh người đó gãy xương hàm. Bên kia cũng có rượu trong người. Luật sư cho tôi hỏi: Theo như chuyện của em trai tôi thì phải giải quyết như thế nào do hiện giờ bên kia thưa kiện em tôi. Cho em hỏi bên kia nói em tôi ăn cắp chó vậy có xem là xúc phạm danh dự của người khác không. Và nếu có thì tội xúc phạm danh dự thì phải chịu như thế nào. Em tôi phải chịu hình phạt ra sao?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối với người dân phòng – chủ của con chó
Trong trường hợp của bạn, người dân phòng này đã chửi em bạn và vu cho em bạn ăn cắp chó để làm thịt. Mặc dù đang say rượu nhưng người này đã xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của em bạn. Do đó, người này có thể bị xử lý theo quy định về hình sự, dân sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.
Theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác: “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Mục 1 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm quy định về trật tự công: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.
Thứ hai, đối với em bạn:
Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
…”
Theo điểm 2.2 c khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng 1 số quy định của Bộ luật Hình sự: “”Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công. Về vật có sẵn trong tự nhiên, ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”.
Trong trường hợp của em bạn, em bạn đã cầm cây đánh người dân phòng nhà kế bên gãy xương hàm. Như vậy, em bạn đã sử dụng công cụ nguy hiểm, tuy nhiên chỉ gây thương tích cho 1 người. Do bạn không trình bày rõ về tỷ lệ thương tật cụ thể của người đó là bao nhiêu, vậy nên em bạn sẽ phải chịu hình phạt theo một trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì hành vi của em bạn không cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định của luật hình sự nhưng em bạn phải bồi thường cho người dân phòng này.
Trường hợp 2: Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Trường hợp 3: Nếu tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ hai năm đến sáu năm.
Trường hợp 4: Nếu tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Cầm vũ khí vào nhà đánh người phạm tội gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu chào luận sư. Cháu xin tóm tắt sự việc như sau: tối mấy hôm trước lúc 9h tối. Có một đám thanh niên khoảng 20 người xông vào nhà cháu. Trên tay có cầm dao kiếm típ và các đồ vũ khí. Chúng nó xông vào nhà. Có 5 thằng đứng khóa cổng không cho người vào. 15 thằng còn lại trực tiếp chạy vào nhà. Chúng nó đạp cửa từng phòng. Cụ cháu ở dưới tầng 1 95 tuổi rồi ma chúng nó còn cầm dao hất chăn nên và thụi vào người cụ cháu 1 phát rồi bảo: “không thấy”, 8 thằng còn lại giữ bà cháu không cho hét nên. 6 thằng nó kéo nhau nên tầng 2. Bố mẹ cháu vừa mở cửa ra thì chúng nó đã kì dao dạo vào đầu bố cháu. Cầm típ đánh bố cháu vào đầu. Bố mẹ cháu hoang mang k biết chuyện gì xảy ra ma chúng nó đánh người thế. Rồi có mấy thằng đập tivi. Quạt và cửa kính vỡ, mẹ cháu van xin rồi ôm bố cháu vì nghĩ con gái chúng nó k đánh và tránh cái chém của chúng nó. Nhưng mẹ cháu bị chúng nó đánh cho tím người. Gãy xương tay phảo đi mổ. Và bị đánh vào đầu sưng nên. Bố chém vào tay nhưng bị hụt nên k sâu lắm. Cháu đang học ở trên tầng thì thấy ầm ầm cháu chạy xuống. Nhìn cảnh tượng ấy cháu khóc hét và bị mấy thằng nó cầm kiếm nói: im mồm không đâm chết, đúng lúc đấy ông cháu lên tầng : chúng nó còn bảo : giết chết cả nhà, rồi có mấy thằng canh cổng hét to :Rút. Chắc người dân họ biết từ trước tới giờ gia đình cháu. Bố mẹ ông bà sống rất hiền lành. Không xích mích với ai cả. Rồi gia đình cháu cũng gọi công an đến, mấy hôm sau chúng nó vẫn còn nhắn tin gọi điên dọa cả nhà cháu. Nó dạo gặp ai trog gia đih cháu sẽ giết và còn dọa cả bác cháu.Nó dọa cho công ty bác cháu không còn đường làm ăn. Cháu hoang mang quá. Nếu những việc này pải đi tù hay phạt thế nào ạ. Mong dc sự phản hồi của cô chú. Cháu đang rất muốn biết. Cháu cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, Bạn cần tố cáo tới cơ quan công an cấp quận, huyện nơi bạn đang cư trú để tiến hành điều tra và xử lý vụ việc này. Và họ sẽ bị xử lý hình sự theo các quy định sau:
Thứ nhất, hành vi cầm típ đánh bố bạn vào đầu, đánh mẹ bạn tím người, gãy xương tay và phải đi mổ cấu thành Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
…”
Thứ hai, Hành vi kè dao vào cổ của bố bạn và câu nói đe dọa bạn là “im mồm không đâm chết…” cầu thành tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Thứ ba, Hành vi đập ti vi, quạt, cửa kính… của nhà bạn cấu thành tội hủy hoại tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
…”
5. Luật sư tư vấn trường hợp đánh người cướp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Mẹ tôi có thiếu tiền người ta 10 triệu nhưng từ lâu, không có giấy nợ. Một hôm, mẹ tội có cầm 5 chỉ vàng vài ngày sau đó mẹ tôi đi chuộc lại. Sau khi chuộc xong thì bà chủ tiệm vàng là chị em với người mà mẹ tôi thiếu tiền và đang là giáo viên, người đó điện thoại cho em của mình và cùng nhau đánh mẹ tôi, một người giữ mẹ tôi, một người túm đầu và cố gắng giật vàng của mẹ tôi. Cho tôi hỏi như vậy tôi có quyền tố cáo họ về hành vi cố ý gây thương tích hay không? (mẹ tôi đang bị bệnh tim), còn bà giáo viên kia có bị truy tố không?
Luật sư tư vấn:
Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội cướp tài sản như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
…”
Cấu thành tội cướp tài sản:
* Chủ thể:
– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 136 Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
* Khách thể: Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi giật tài sản (nhanh chóng, công khai), có thể kết hợp với các thủ đoạn như lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản…
Lưu ý: trong quá trình thực hiện hành vi giật, nếu người chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản chống cự để giành lại tài sản, mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với người đó để chiếm bằng được tài sản thì hành vi cướp giật tài sản sẽ trở thành hành vi cướp tài sản.
Chạy trốn là một đặc trưng của tội cướp giật tài sản, nhưng không phải là dấy hiệu bắt buộc.
– Hậu quả: người phạm tội giật được tài sản.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
– Lỗi cố ý
– Mục đích chiếm đoạt tài sản.
Theo như bạn trình bày, có 2 người tấn công mẹ bạn, một người giữ, một người túm đầu để giật vàng của mẹ bạn, đây là hành vi khác làm cho mẹ bạn lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản của mẹ bạn là 05 chỉ vàng, đây là hành vi cướp tài sản do đó 02 người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cướp tài sản. Nếu gây tỷ lệ thương tật cho mẹ bạn thì đây là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự của 02 người này.
6. Quay video hành vi đánh người đưa lên mạng có vi phạm gì không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi là hành vi quay camera cô giáo đánh học sinh lên Internet có hợp pháp không? Vì sao? Quyền đối với bí mật đời tư của người bị quay camera trong trường hợp này có bị xâm phạm không, vì sao? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền hình với cá nhân như sau:
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.“
Ngoài ra theo quy định tại Điều 21 Luật Công nghệ thông tin 2006 về Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng:
“1. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó;
b) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên;
c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ;
d) Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó trong trường hợp thông tin cá nhân đó được sử dụng cho mục đích sau đây:
a) Ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;
b) Tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;
c) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Pháp luật bảo hộ quyền hình ảnh đối với cá nhân, theo đó mọi hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý đều là trái pháp luật. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi mà người phát tán hình ảnh, clip của người khác có thể phải chịu trách nhiệm dân sự hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi phát tán bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể thuộc một trong các trường hợp mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định sau đây:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
“Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.”
Nếu việc đưa những thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng mà không đúng sự thật còn có thể là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục người khác thì có thể bị truy cứu thêm về tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
…”
Như vậy, đối với những trường hợp như vậy bạn có căn cứ chứng minh về hành vi hành hạ đánh đập của giáo viên với học sinh thì cần có xác minh và gửi cơ quan công an giải quyết mà không nên tải lên internet.