Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật là gì? Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật? Dấu hiệu pháp lý của Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật? Hình phạt đối với Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật?
Đăng ký hộ tịch được xem là cơ sở pháp lý để Nhà nước có thể bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và thực hiện quản lý dân cư đồng thời phục vụ cho các hoạt động quản lý trong các lĩnh vực quan trọng khác như: an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giáo dục, y tế, dân số-kế hoạch hóa gia đình. Chính vì vậy mà việc làm trái các quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các quyền công dân và dẫn đến bị xử lý hình sự. Vậy Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật được quy định trong Bộ luật hình sự như thế nào và hình phạt đối với tội này ra sao?
Cơ sở pháp lý:
–
Khái niệm và quy định của Bộ luật Hình sự về Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật
1. Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật là gì?
Hộ tịch là những sự kiện xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết, được quy định tại Điều 3
Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
+ Khai sinh;
+ Kết hôn;
+ Giám hộ;
+ Nhận cha, mẹ, con;
+ Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
+ Khai tử.
Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
+ Thay đổi quốc tịch;
+ Xác định cha, mẹ, con;
+ Xác định lại giới tính;
+ Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
+ Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
+ Công nhận giám hộ;
+ Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
– Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật
Các hành vi bị nghiêm cấm:
– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;
– Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;
– Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;
– Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
– Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;
– Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;
– Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của
– Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Đăng ký hộ tịch trái pháp luật là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật.
Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự (cụ thể là người có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch) thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước về đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch.
2. Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật tiếng Anh là gì?
Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật trong tiếng Anh là “Illegal civil registration”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật
Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật được quy định tại Điều 336
“Điều 336. Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật
1. Người nào có nhiệm vụ, quyền hạn mà thực hiện việc đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật cho 02 người trở lên;
b) Giấy tờ về hộ tịch đã được cấp, đăng ký trái pháp luật được sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
4. Dấu hiệu pháp lý của Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật
4.1. Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch.
4.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi của người có nhiệm vụ, quyền hạn mà thực hiện việc đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật.
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. Đăng ký hộ tịch gồm việc xác nhận vào Sổ hộ tịch và ghi vào Sổ hộ tịch.
Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch như: khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử.
Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây: thay đổi quốc tịch, xác định cha, mẹ, con, xác định lại giới tinh, nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn, công nhận giám hộ, tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế một người năng lực hành vi dân sự.
Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Xác nhận hoặc ghi vào Số hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật là đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch không đúng các quy định của pháp luật, như không đúng hành vi của người có nhiệm vụ, quyền hạn mà thực hiện việc đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật.
Cấu thành tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật nếu người thực hiện hành vi đã bị xử lý kỷ luật về hành vị đối tượng, sai lệch về nội dung… này mà còn vi phạm. Bị coi là đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm nếu trước đó đã bị người có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành vi đăng ký hộ tịch trái pháp luật nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý kỷ luật mà còn thực hiện hành vi đăng ký hộ tịch trái pháp luật.
4.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vấn thực hiện hành vi đó.
Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
4.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, có nhiệm vụ quyền hạn trong việc quản lý hộ tịch. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
5. Hình phạt đối với Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật
Khung hình phạt tại Khoản 1
Người phạm tội bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khung hình phạt tại Khoản 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
– Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật cho 02 người trở lên;
– Giấy tờ về hộ tịch đã được cấp, đăng ký trái pháp luật được sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hình phạt bổ sung tại Khoản 3
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Bên cạnh đó, Điều 79 Luật cán bộ, công chức 2008 cũng quy định:
Công chức vi phạm quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Hạ bậc lương;
– Giáng chức;
– Cách chức;
– Buộc thôi việc.
Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Do đó tùy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm công chức hộ tịch cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của pháp luật có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức hoặc buộc thôi việc.