Các hành vi của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy cản trở kết hôn là gì? Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cản trở kết hôn là gì?
Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thân, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn
Điều 146 Bộ luật hình sự có quy định :
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Các dấu hiệu của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ:
Khách thể của tội phạm: là sự xâm phạm đến chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, quyền kết hôn, quyền ly hôn giữa nam và nữ.
Liên quan đến vấn đề khách thể của tội phạm này, mà dư luận rất quan tâm, đó là vấn đề: Kết hôn đồng giới trong trường hợp những người đồng giới bị cưỡng ép kết hôn hoặc đã kết hôn rồi mà xin ly hôn nhưng bị cản trở ly hôn thì hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở ly hôn có coi là hành vi phạm tội hay không? Đây là vấn đề toàn thế giới quan tâm, có nước công nhận, có nước không công nhận việc kết hôn đồng giới.
Hôn nhân đồng giới là vấn đề nhạy cảm trên toàn thế giới. Hôn nhân đồng giới được hiểu là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học, đồng cảm, chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống, như việc sống chung vợ chồng giữa các cặp nam nữ thông thường khác. Những người cùng giới tính họ cũng muốn được chung sống trong một gia đình với người mình yêu, được quan tâm, chăm sóc, do đó dẫn đến tình trạng kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Ở nước ta, khi sửa đổi, bổ sung
Nếu trước đây, theo
Như vậy, theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm. Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng về pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng ký kết hôn với cơ quan nhà nước. Do đó, nếu những người đồng giới bị cưỡng ép kết hôn hoặc đã kết hôn rồi mà xin ly hôn nhưng bị cản trở ly hôn thì hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở ly hôn không bị coi là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cũng có ý kiến trái chiều cho rằng những người kết hôn đồng giới hoặc ly hôn lại bị cưỡng ép hoặc cản trở thì phải coi là hành vi phạm tội. Đây là vấn đề mới, vì vậy rất cần sự hướng dẫn của cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương để các địa phương áp dụng thống nhất.
Mặt khách quan của tội phạm: được thực hiện bởi 1 trong 3 loại hành vi sau:
1. Hành vi cưỡng ép kết hôn: Là hành vi dùng mọi thủ đoạn để bắt buộc bên nam hoặc bên nữ hoặc cả hai phải kết hôn trái với sự tự nguyện của họ.
2. Hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ: Cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là dùng mọi thủ đoạn để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo luật định hoặc có hành vi cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc buộc họ phải cắt đứt quan hệ hôn nhân đó. Ví dụ, không cho lấy người ngoài đạo.
3. Hành vi cản trở việc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Các hành vi trên phải thực hiện bằng một trong các thủ đoạn sau:
1. Hành hạ ngược đãi, đối xử tàn ác, tồi tệ với người khác.
Ví dụ: Đánh đập nạn nhân, bắt nạn nhân nhịn ăn, xỉ vả, nhiếc móc nạn nhân.
2. Uy hiếp về tinh thần như: doạ sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản của người bị đe doạ.
Ví dụ: Một người chồng chết, muốn tái hôn nhưng con không đồng ý nên đã doạ mẹ sẽ chết, hoặc bỏ nhà đi bụi đời nếu mẹ lấy chồng khác.
3. Đưa ra yêu sách về của cải như: thách cưới cao để bên kia không đáp ứng được phải bỏ nhau.
Hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Tức là người đó đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi này, trong vòng một năm người đó lại tái phạm
Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ ai cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12 và 21 Bộ luật Hình sự. Thông thường là người có ảnh hưởng về vật chất, tinh thần hoặc quan hệ tôn giáo, tín ngưỡng
Độ tuổi chịu trách nhiệm là những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, vì theo quy định tại Điều 12
Đối với người trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 13 Bộ luật Hình sự).
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp
Hình phạt
Tội này quy định một khung hình phạt : bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
3. Có được lấy lý do mang thai để ép cưới không?
Tóm tắt câu hỏi:
Con gái tôi năm nay 21 tuổi, Cháu và bạn trai có quan hệ tình dục. Bây giờ cháu nhà tôi mang thai nhưng nhà trai không muốn cưới. Vậy bây giờ gia đình tôi có cách nào ép gia đình họ phải cưới con gái tôi không?
Mong luật sư tư vấn giúp!
Luật sư tư vấn:
Theo như câu hỏi trên có thể hiểu là việc con gái của Cô và người yêu có quan hệ tình dục dẫn đến việc có thai là hoàn toàn do sự tự nguyện từ hai phía.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 8 về điều kiện kết hôn thì điểm b khoản 1 quy định thì việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Việc cưỡng ép kết hôn là trái với quy định của pháp luật. Do vậy, gia đình Cô không thể cưỡng ép đối với việc đăng ký kết hôn giữa con gái cô và người yêu của con gái cô.
Còn về việc nếu hai bạn không đăng ký kết hôn, nếu đứa trẻ được sinh ra thì cha của con bạn sau này vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đó, theo khoản 2 Điều 69 thì người cha có các quyền và nghĩa vụ sau: Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con … Nếu trong trường hợp người cha không sống cùng con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.