Tội buôn bán hàng cấm trong BLHS năm 2015. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015 như thế nào?
Ngày 27/11/2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi) với đa số phiếu tán thành. Đây là bộ luật có nhiều điểm mới được dư luận quan tâm. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong BLHS 1999 được quy định tại điều 155, trước đó đã được quy định tại Điều 166 BLHS năm 1985. Tuy nhiên, Điều 166
Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015 như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
l) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và 1 khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Điều 190 BLHS năm 2015 có hiệu lực áp dụng đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm xảy ra sau 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, là ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành.
Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật: “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện” (Khoản 1 Điều 7 BLHS năm 2015). Vì vậy, đối với hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, thì không áp dụng Điều 190 BLHS năm 2015 (trừ trường hợp xóa bỏ một hình phạt, quy định một hình phạt nhẹ hơn tại khoản 2 nêu trên), mà tùy từng thời điểm xảy ra hành vi phạm tội áp dụng Điều 155 BLHS năm 1999 hoặc BLHS năm 1985 (trừ trường hợp hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Riêng khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015 là quy định có lợi cho người phạm tội so với Điều 155 BLHS năm 1999. Vì vậy, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2
Theo quy định tại Điều 190 của BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) thì khái niệm “hàng cấm” được mở rộng hơn so với quy định tại Điều 155 BLHS 1999. Khoản 1 Điều 155 BLHS 1999 quy định hàng cấm là “hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh” thì Khoản 1 Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định hàng cấm là “hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng; thuốc lá điếu nhập lậu; pháo nổ; thuốc bảo vệ thực vật mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam”. Đồng thời, BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đã định lượng hóa giá trị hàng hóa phạm pháp khởi điểm tùy theo từng loại hàng cấm cụ thể để cấu thành tội phạm, lượng hóa giá trị thu lợi bất chính khởi điểm để cấu thành tội phạm hoặc dưới mức khởi điểm được lượng hóa nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính, đã bị kết án về một số hành vi.
So với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) cũng quy định 02 loại hình phạt đối với Tội buôn bán hàng cấm là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định 03 khung hình phạt đối với cá nhân phạm Tội buôn bán hàng cấm (tương đồng với BLHS năm 1999) và 04 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Hình phạt chính được áp dụng đối với cá nhân gồm hình phạt tiền và hình phạt tù có thời hạn. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm hình phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt chính của Tội buôn bán hàng cấm theo khung hình phạt cơ bản: Khung hình phạt cơ bản được áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng. Hình phạt chính được áp dụng đối với cá nhân phạm tội gồm hình phạt tiền và hình phạt tù có thời hạn. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội hình phạt chính chỉ là hình phạt tiền. Khung hình phạt cơ bản được quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) nặng hơn so với BLHS năm 1999.