Hàng cấm bao gồm những mặt hàng mà Nhà nước cấm cá nhân, tổ chức được thực hiện một trong những công đoạn đầu tư, sản xuất, lưu hành, kinh doanh, sử dụng hoặc tiêu thụ sản phẩm. Vậy Buôn bán hàng cấm là gì?
Mục lục bài viết
1. Buôn bán hàng cấm là gì?
Buôn bán hàng cấm là hành vi buôn bán hàng hóa bị cấm lưu thông, mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật. Buôn bán hàng cấm là hành vi người phạm tội mua lại mặt hàng cấm từ trong nước hoặc nước ngoài; bán mặt hàng cấm ra ngoài thi trường dưới bất kỳ hình thức nào. Tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội là người bán hoặc người mua, tức chỉ cần một hành vi bán hoặc mua hàng cấm của người phạm tội thì đã bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng cấm.
2. Cấu thành tội buôn bán hàng cấm:
Về mặt chủ thể của tội phạm: Căn cứ Điều 12
Về mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm điều cấm pháp luật là buôn bán các mặt hàng cấm đã được nêu ở trên. Buôn bán hàng cấm là hành vi người phạm tội mua lại mặt hàng cấm từ trong nước hoặc nước ngoài; bán mặt hàng cấm ra ngoài thi trường dưới bất kỳ hình thức nào. Tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội là người bán hoặc người mua, tức chỉ cần một hành vi bán hoặc mua hàng cấm của người phạm tội thì đã bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng cấm.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội buôn bán hàng cấm có hành vi mang yếu tố lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội về tội buôn bán hàng cấm là muốn buôn bán để phát sinh lợi nhuận, khoản tiền thu được là khoản tiền bất chính.
3. Mức xử phạt tội buôn bán hàng cấm:
– Người phạm tội có hành vi buôn hoặc bán các mặt hàng hóa hoặc dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thì có các khung hình phạt sau: Có thể phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm tù. Đối với pháp nhân thương mại vi phạm thì bị phạt tiền từ một tỷ đồng đến ba tỷ đồng:
+ Người phạm tội có hành vi một trong khâu hoạt động kinh doanh như: buôn, bán các loại mặt hàng sau: Cấm kinh doanh hoặc lưu hành hoặc sử dụng các dạng thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm từ năm mươi kilogam đến dưới một trăm kilogam hoặc từ năm mươi lít đến dưới một trăm lít; Nhập lậu thuốc lá từ một nghìn bao đến dưới ba nghìn bao; nhập khối lượng pháo nổ từ sáu kilogam đến dưới bốn mươi kilogam; Các mặt hàng khác nằm trong danh mục Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc thu được lợi nhuận bất chính từ việc buôn bán từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
+ Người phạm tội có hành vi buôn bán hàng cấm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán tội nay rồi nay cò tái phạm hoặc bị xử lý về cac tội sau: Tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, tội sản xuất, buôn bán hàng giả, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; tội đầu cơ; tội trốn thuế hoặc đối tượng phạm tội nằm trong trường hợp chưa được xóa án tích đương nhiên hoặc đã bị đã bị kết án nay tiếp tục có vi phạm.
– Người phạm tội là cá nhân bị áp dụng hình phạt sau: bị phạt tiền từ một tỷ đồng đến ba tỷ đồng hoặc phạt tù từ phạt tù năm đến mười năm. Người phạm tội là pháp nhân bị phạt tiền từ ba tỷ đồng đến sáu tỷ đồng;nếu có hành vi sau:
+ Phạm tội có tổ chức, tức là có sự tham gia của các thành viên là người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
+ Người phạm tội lợi dụng có chức vụ hoặc quyền hạn để phạm tội
+ Người phạm tội lợi dụng và lấy danh nghĩa cơ quan, tổ chức Nhà nước để thực hiện hành vi phạm tội.
+ Người phạm tội thực hiện hành vi mang tính chất chuyên nghiệp, được hiểu là người phạm tội cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội hoặc đây được xét là ngành nghề sinh sống chủ yếu của tội phạm.
+ Người phạm tội có hành vi buôn, bán các loại mặt hàng sau: khối lượng thuốc bảo vệ thực vật từ một trăm kilogam đến dưới ba trăm kilogam hoặc từ một trăm lít đến dưới ba trăm lít; khối lượng nhập lậu thuốc lá điếu từ ba nghìn bao đến dưới bốn nghìn rưỡi bao; Khối lượng pháo nổ từ bốn mươi kilogam đến dưới một trăm hai mươi kilogam; Giá tị hàng hóa khác nằm trong danh mục cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc được lợi nhuận thu được bất chính từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; đối với các mặt hàng hóa nằm trong trường hợp chưa được phép lưu hành hoặc sử dụng có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc nguồn thu lợi bất chính từ ba trăm triệu đồng đến dưới bảy trăm triệu đồng; Buôn hoặc bán xuyên quốc gia giữa các nước.
+ Người phạm tội có hành vi tái phạm nguy hiểm.
– Áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là cá nhan phạt tù từ tám năm đến mười năm năm. Đối với Phạm tội là pháp nhân thương mai bị phạt tiền từ sáu tỷ đồng đến chín tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm, khi thực hiện các hành vi sau:
+ Người phạm tội có hành vi buôn, bán các loại mặt hàng sau:khối lượng thuốc bảo vệ thực vật từ ba trăm kilogam trở lên; khối lượng nhập lậu thuốc lá điếu từ bốn nghìn bao trở lên; Khối lượng pháo nổ từ một trăm hai mươi kilogam trở lên; Giá tị hàng hóa khác nằm trong danh mục cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ giá năm trăm nghìn đồng trở lên hoặc được lợi nhuận thu được bất chính từ năm trăm triệu đồng trở lên; đối với các mặt hàng hóa nằm trong trường hợp chưa được phép lưu hành hoặc sử dụng có giá trị từ một tỷ đồng trở lên hoặc nguồn thu lợi bất chính từ bảy trăm triệu đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung với người phạm tội cá nhân buôn, bán các loại mặt hàng cấm sau : phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng; đối với người đang giữ chức vụ tại Cơ quan thì bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Hình phạt bổ sung với Pháp nhân thương mại vi phạm về tội này là: phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng; môt số lĩnh vực nhất định sẽ bị cơ quan nhà nước cấm kinh doanh hoặc hoạt động trong một thời gian từ một năm đến ba năm.
4. Xử phạt hành chính các hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm:
Điều 10. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm
1. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
k) Phạt tiền 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng cấm.
3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:
a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi vận chuyển hàng cấm;
b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm;
c) Người có hành vi giao nhận hàng cấm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
đ) Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em và văn hóa phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng cấm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.