Tộc trưởng viết di chúc để lại đất của họ tộc cho cháu. Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Tộc trưởng viết di chúc để lại đất của họ tộc cho cháu. Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ luật sự tư vấn hộ : có một trường hợp Tộc trưởng không có con trai nay cháu ngoại ở theo di chúc nay họ tộc khởi kiện ra tòa đòi lại đất và nhà thờ , nhà thơ đó được xác định theo các câu đối trên nhà thì đã trên 100 năm , mặc đầu mảnh đất đó đã được UBND huyện cấp GCNQSDĐ. năm 1995 Tòa tuyên là nhà thờ và đất mà nhà thờ tạo lạc trên đó là của họ tộc nên cắt một phân mảnh đất đó cho họ tộc và tuyên hủy GCN đã đươc cấp . hỏi luật sư tòa tuyên như thế đúng hay sai , sao lại tuyên chỉ một phần mà không tuyên cả ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 17 Luật đất đai 1987:
"Người được thừa kế nhà ở hoặc người chưa có chỗ ở, khi được người khác chuyển nhượng nhà để ở, sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở, thì được quyền sử dụng đất ở có ngôi nhà đó."
Do tộc trưởng mất mà không có con trai nên cháu ngoại được quyền sử dụng đất và nhà theo di chúc của Tộc trưởng. Theo quy định trên thì cháu ngoại hoàn toàn có thể được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở và quyền sử dụng đất có ngôi nhà đó. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 32 Luật đất đai 1987:
"Chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng đất hoặc chưa được giao đất sử dụng nếu có yêu cầu chính đáng và có khả năng sử dụng có hiệu quả thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và khả năng đất đai của địa phương để quyết định diện tích đất được giao cho chùa, nhà thờ, thánh thất đó."
Và khoản 2 Điều 15 Nghị định 30/HĐBT:
"2. Khi giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức với nhau phải căn cứ vào nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm cho các tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và bảo đảm đời sống cho cá nhân.
b) Đất đai được sử dụng có hiệu quả hơn.
c) Thuận tiên cho việc quản lý, sử dụng, bảo vệ đất của mỗi bên, bảo đảm được đoàn kết, ổn định sản xuất."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua tổng đài: 1900.6568
Vì mảnh đất và nhà thờ là tài sản chung của họ tộc nên chính tộc trưởng cũng sẽ không có quyền để lại di chúc toàn độ đất và nhà cho cháu ngoại, tuy việc cháu ngoại được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp pháp nhưng do chính sách về tôn giáo của Nhà nước thời kỳ bấy giờ cũng như nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức nên việc Tòa tuyên hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cháu ngoại, mặc định đất và nhà thờ thuộc sở hữu chung của họ tộc nhưng không thu toàn bộ số đất đó cho họ tộc mà chỉ cắt một phần đất cho họ tộc và phần còn lại vẫn để cho cháu ngoại là đúng đắn, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Vì bạn không nêu rõ cụ thể chi tiết về mảnh đất và quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người cháu nên trên đây là ý kiến để bạn tham khảo.