Để đảm bảo an toàn giao thông thì trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, tùy từng loại phương tiện và loại đường khác nhau, pháp luật có quy định về tốc độ di chuyển tối đa cho phép, mọi hành vi vi phạm đều sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy tốc độ tối đa của xe máy trong khu dân cư hiện nay được xác định là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Tốc độ tối đa của xe máy trong khu dân cư là bao nhiêu?
Tốc độ tối đa của phương tiện như ô tô, xe máy tại các khu vực đông dân cư đã được pháp luật quy định cụ thể. Người điều khiển cần phải nắm rõ quy định về tốc độ tối đa cho phép ở các khu vực đông dân cư để tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không có hành vi vượt quá tốc độ dẫn đến trường hợp xử phạt không mong muốn. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, có quy định về tốc độ tối đa của xe máy trong khu dân cư. Cụ thể như sau:
Loại xe | Tốc độ tối đa (km/h) | |
Đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên | Đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới trở lên | |
Xe máy chuyên dùng, phương tiện xe gắn máy, bao gồ, cả xe máy điện và các loại xe tương tự | 40 | 40 |
Các phương tiện xe cơ giới khác | 60 | 50 |
Theo đó thì có thể nói, xe gắn máy trong khu dân cư được chạy với tốc độ tối đa là 40km/h. Với quy định như vậy, nhiều người lầm tưởng rằng xe máy đi trong khu vực dân cư chỉ được chạy với tốc độ tối đa là 40km/h. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai xuất phát từ khái niệm xe gắn máy và xe máy. Căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, có quy định về xe cơ giới. Theo đó xe cơ giới là khái niệm để chỉ các loại phương tiện xe ô tô, máy kéo, rơ-móc, sơ mi rơ-móc được kéo bởi xe ô tô, xe máy hai bánh, xe máy ba bánh, xe gắn máy, trong đó bao gồm cả xe máy điện và các loại xe tương tự khác. Theo đó, xe máy và xe gắn máy là hai loại xe hoàn toàn khác nhau.
Cụ thể hơn, tiếp tục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, có đưa ra định nghĩa về từng loại phương tiện. Cụ thể như sau:
– Xe mô tô, hay còn được gọi là xe máy, đây là loại phương tiện xe cơ giới bằng hai bánh hoặc phương tiện xe cơ giới ba bánh và các loại xe tương tự, xe mô tô di chuyển bằng động cơ có dung tích xi lanh từ 50cm mét khối trở lên, xe mô tô có trọng tài không vượt quá 400kg;
– Xe gắn máy chỉ là khái niệm để nói về các phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh/có ba bánh, vận tốc thiết kế lớn nhất của xe gắn máy không vượt quá 50km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương của xe gắn máy chỉ dưới 50cm mét khối.
Như vậy, tốc độ tối đa của xe máy trong khu đông dân cư như sau:
– Tối đa là 60km/h đối với đường đôi, hoặc đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
– Tối đa là 50km/h đối với làn đường hai chiều, hoặc đường một chiều có một làn xe cơ giới.
2. Chạy quá tốc độ trong khu đông dân cư phạt như thế nào?
Việc xử phạt đối với phương tiện giao thông chạy quá tốc độ tối đa hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của
Phương tiện | Mức xử phạt |
Xe máy | – Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ từ 5km/h đến 10km/h; – Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h; – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h; – Ngoài ra thì người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm vượt quá tốc độ còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng. |
Xe ô tô | – Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h; – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h, đồng thời người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng; – Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h đến 35km/h, đồng thời người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng; – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h, và người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm trong trường hợp này còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng. |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng | – Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h; – Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h, ngoài ra người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện máy kéo, tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện là xe máy chuyên dùng trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng; – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h. Đồng thời người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện máy kéo, tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện là xe máy chuyên dùng trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng. |
3. Xác định khu đông dân cư như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, có quy định về đường qua khu đông dân cư. Theo đó, đường qua khu đông dân cư được xác định là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn … và những đoạn đường có dân cư sinh sống dọc theo bên đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường đi qua khu vực đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường nhất định). Vì vậy, để xác định khu đông dân cư thông thường sẽ xác định thông qua biển báo. Có thể kể đến các biển báo xác định khu đông dân cư như sau:
– Biển báo số R 420, đây là biển báo hiệu bắt đầu khu đông dân cư, và biển báo R 421 là biển báo kết thúc khu đông dân cư;
– Biển báo số R 420 có hiệu lực báo hiệu khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu đông dân cư đô thị kéo dài cho đến biển số R 421, tức là đã kết thúc khu đông dân cư.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông;
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ;
– Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
– Thông tư 06/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ.
THAM KHẢO THÊM: