Tốc độ đọc / ghi là thước đo hiệu suất trên thiết bị lưu trữ. Dẫu tốc độ đọc và ghi thường được kết hợp với nhau, thế nhưng, chúng liên quan đến các quá trình xử lý file khác nhau trên máy tính. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết Tốc độ đọc/ghi là gì? Đo tốc độ đọc ghi ổ cứng SSD và HDD
Mục lục bài viết
1. Tốc độ đọc/ghi là gì?
Tốc độ đọc ghi SSD là một thông số mà các nhà sản xuất nói đến tốc độ truyền dữ liệu và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị ổ cứng của họ. Mặc dù tốc độ đọc và ghi luôn được sử dụng kèm với nhau nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến các tác vụ khác nhau trên ổ cứng của bạn.
Về bản chất, tốc độ đọc và ghi là các thông số để so sánh, đánh giá hiệu năng trên thiết bị lưu trữ qua những trường hợp sử dụng thực tế. Cụ thể hơn, thông số tốc độ đọc giúp bạn có thể ước tính phải mất bao nhiêu để mở (đọc) một dữ liệu bất kỳ nào đó từ thiết thiết bị lưu trữ. Mặt khác, tốc độ ghi cho phép bạn xác định xem mất bao lâu để ghi một lượng dữ liệu bất kỳ vào thiết bị lưu trữ này.
Tuy vậy, thông số tốc độ đọc và ghi chỉ trở nên thực sự được chú ý hơn kể từ khi ổ cứng thể rắn (SSD) trở thành phương thức lưu trữ phổ biến nhất trên thế giới, thay cho ổ đĩa cứng. Một ổ cứng HDD tiêu chuẩn sẽ có tốc độ đọc và ghi khoảng 80 – 160 mb/s. Trong khi đó, một ổ SSD cơ bản sẽ bắt đầu với tốc độ 320 mb/s và đạt đến vài nghìn mb/s với những model cao cấp. Đó cũng chính là lý do tại sao bạn thấy PC trang bị sổ SSD luôn có thời gian khởi động, mở trương trình, hay nói chung là hiệu năng tổng thể nhanh hơn nhiều so với khi chỉ sử dụng ổ cứng lưu trữ dạng HDD.
2. Đọc và ghi:
Mặc dù tốc độ đọc và ghi cũng được đề cập, tuy nhiên như đã nói phía trên, chúng đề cập đến các quá trình lưu trữ thông tin khác nhau trên ổ cứng của bạn. Nói cụ thể hơn, tốc độ đọc sử dụng để đo lường tốc độ mà ổ cứng của bạn đang “đọc” hoặc truy xuất những tệp được lưu trên đó. Ví dụ: nếu bạn đang cố truy cập một tệp có kích thước lớn một vài gigabyte, thì ổ SSD với tốc độ đọc cao hơn sẽ giúp bạn truy cập tệp một cách nhanh chóng hơn. Đó cũng chính là cách SSD có thể cải thiện thời gian khởi động của máy, bởi vì sẽ cần khoảng thời gian lâu hơn để đọc những tệp không quan trọng trong quá trình cài đặt hệ điều hành.
Mặt khác, tốc độ ghi là chỉ số giúp đo lường thời gian một tệp có thể được ghi vào đĩa cứng. Bạn thường gặp vấn đề “tốc độ ghi” khi cố copy tệp từ vị trí này sang vị trí khác. Nếu số lượng tệp càng nhiều, bạn sẽ thấy bộ đếm thời gian cho thấy quá trình chuyển đổi tệp sẽ kéo dài bao lâu. Tốc độ đọc càng nhanh, thời gian chuyển đổi tệp càng nhanh.
3. Đầu vào và đầu ra mỗi giây:
Trước khi chọn mua một ổ SSD có tốc độ đọc và ghi được quảng cáo tốt nhất hiện có, bạn nên hiểu rằng đây không phải là những thông số quan trọng nhất của một chiếc ổ cứng. Tốc độ đọc và ghi được các nhà sản xuất quảng cáo hay gọi là tốc độ tuần tự. Có thể hiểu rằng cấu trúc tệp về bản chất là một loạt các khối dữ liệu được liên kết với nhau. Tốc độ bit đo tốc độ ổ cứng đọc và ghi từng khối dữ liệu theo một thứ tự cố định. Điều này có xu hướng quan trọng hơn khi ổ cứng cố đọc và ghi những tệp phức tạp, ví dụ như video 4K.
Tuy nhiên, nhiều tác vụ trong cuộc sống thực cũng liên quan đến việc đọc và ghi một loạt các tệp dữ liệu, được lưu giữ trong những khối dữ liệu nhỏ, riêng lẻ trên ổ cứng của bạn. Ở khía cạnh này, bạn nên dành nhiều sự để ý hơn vào tốc độ đọc và ghi dữ liệu của ổ đĩa. Trong một số trường hợp, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thao tác mà bạn làm trên thiết bị của mình, và cả trải nghiệm của bạn.
4. Tốc độ đọc/ghi như thế nào là ổn?
Nếu máy tính của bạn đang dùng ổ HDD, việc chuyển đổi sang hầu hết bất cứ mẫu SSD nào cũng sẽ được xem như một bản nâng cấp lớn. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn tìm SSD thích hợp để hiện đại hoá máy tính của mình hoặc thiết lập một hệ thống PC hiện đại hơn, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn SSD có tốc độ đọc và ghi tuần tự không dưới 500 mb/s. Mức này là đủ đối với tất cả các tác vụ thông thường. Nếu bạn muốn làm các tác vụ cao cấp, “chuyên ngành” hơn với máy tính của mình, hãy xem xét những ổ SSD có tốc độ lên đến 2000 hoặc 3000 mb/s.
Tóm lại, trước khi tiến hành bất cứ giao dịch mua bán nào, hãy chắc chắn bạn đã xem xét một cách ký lưỡng những khía cạnh khác nhau của thiết bị lưu trữ và mức giá của nó. Đừng chỉ tìm tốc độ cao nhất, bạn cũng đừng quên tham khảo ý kiến thực của những người dùng trước.
5. So sánh ổ SSD và HDD:
5.1. Nguyên lý hoạt động của SSD:
Ổ SSD không lưu dữ liệu trên các lá đĩa cơ học và hoàn toàn không sử dụng những kết cấu cơ học. Thay vào đó, dữ liệu sẽ được lưu trên các chip NAND Flash.
Cấu tạo của NAND Flash bao gồm nhiều bóng bán dẫn đặc biệt có tên gọi là floating gate transitor, khác với bóng bán dẫn dùng trong bộ nhớ DRAM vốn phải làm mới nhiều lần mỗi giây, NAND Flash được thiết kế để giữ nguyên trạng thái của nó kể cả khi không được cấp nguồn.
Cơ cấu tổ chức của NAND Flash theo hình lưới, gồm nhiều trang và ô. Mỗi trang gồm nhiều phần hợp thành, và nhiều trang sẽ tạo thành một khối lớn.
5.2. Nguyên lý hoạt động của HDD:
Ổ cứng HDD cũng là dạng Non-volatile memory tương tự với ổ cứng SSD tuy nhiên cấu tạo sẽ khác. Cấu trúc dữ liệu của ổ cứng HDD được chia làm Track, Sector và Cluster. Sector: Mỗi track đều được phân chia làm các đường hướng để tạo nên những sector. Sector là đơn vị lưu trữ dữ liệu bé nhất. Cluster: Cluster là một đơn vị lưu trữ chứa một hoặc nhiều sector. Khi ghi dữ liệu vào ổ cứng, các dữ liệu ghi vào hàng chục, hoặc hàng trăm cluster liền kề hoặc không liền kề nhau. Track: Là các đường tròn đồng tâm trên mặt đĩa cứng sử dụng để phân biệt từng khu vực lưu trữ dữ liệu riêng, mặc định track không cố định khi được xuất xưởng. Khi đĩa cứng bị hư hỏng, track sẽ được tái cấu trúc lại để giải quyết sự cố.
5.3. So sánh ổ HDD và SSD:
| HDD | SSD |
Khả năng lưu trữ | Rất nhiều các ổ đĩa cứng có dung lượng lưu trữ vài Terabyte và chúng càng ngày càng lớn nhưng giá thành thì không tăng quá cao. | SSD có thiên hướng nhỏ hơn nhiều và có giá thành khá đắt. |
Tốc độ ghi/đọc dữ liệu | Trong khi các ổ cứng HDD đang phải hoạt động với tốc độ quay 5400rpm, 7200rpm với tốc độ đọc/ghi dữ liệu đạt mức SATA 2 tức là hơn 200 MB/s. Bên cạnh đó, thanh đọc/ghi dữ liệu và động cơ quay trên ổ cứng HDD chỉ thực sự làm việc tốt với những file được lưu trên nhiều sector hoặc trên sector liền kề nhau. Trong trường hợp dữ liệu bị phân tán trên các sector cách xa nhau sẽ làm cho việc đọc file trở nên khó khăn . | Có tốc độ đọc/ghi dữ liệu vượt trội so với HDD vì tốc độ đọc của chip flash nhanh hơn khá nhiều lên đến gần 500 MB/s. Ngoài ra, bộ nhớ chứa các Chip Flash sẽ làm việc ngay khi khởi động, điều này khiến tốc độ load file nhanh gấp rất nhiều lần. |
Hình thức | Ổ cứng HDD được sản xuất theo hai kích cỡ tiêu chuẩn là 2.5 inch và 3.5 inch. | Nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Các ổ SSD nhỏ hơn được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn định dạng như M. 2 và PCIe đang ngày càng trở nên phổ biến. Chúng đắt hơn so với các đối tác SATA III, nhưng nhỏ hơn nhiều và có thể cung cấp hiệu suất bộ nhớ tốt nhất hiện có. |
Độ bền | Vì cấu tạo vật lý, nên ổ cứng HDD dễ dàng bị hỏng bởi các tác nhân cơ học. Môi trường làm việc không được quá khắc nghiệt, khả năng chịu nhiệt kém. Bên cạnh đó, việc sửa chữa có đòi hỏi cao về độ chính xác và môi trường không được có bụi bẩn và nhiều điều kiện khắt khe phải tuân theo. | Sử dụng ổ SSD sẽ giảm đi nỗi sợ hỏng hóc do tác động cơ học. Ổ SSD đảm bảo lưu trữ tốt trong môi trường hoạt động khắc nghiệt. Việc thay thế cũng dễ hơn rất nhiều. |
Giá bán | Giá thành khá rẻ. | Giá rất đắt. |
Độ ồn | HDD sẽ khá rung và có tiếng ồn khi lưu/xuất dữ liệu. | SSD hoạt động cực kì mượt và yên lặng. |
Sự phân mảnh dữ liệu | Do cấu trúc là mặt đĩa hình tròn, vì thế dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn trên HDD. Nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn. | Điều này không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó. |
Tiêu thụ điện năng | Tiêu thụ nhiều điện năng hơn. | Tiêu thụ ít điện năng. |
5.4. Nên chọn SSD hay HDD?
Khi nào nên chọn HDD:
Người thường xuyên tải nặng và muốn lưu trữ dữ liệu giải trí từ phim ảnh. Chi phí để mua những ổ SSD có dung lượng cao thật sự khá đắt, mà lợi ích đem lại thì không nhiều lắm. Người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Lĩnh vực cần phải lưu trữ được một lượng dữ liệu khổng lồ. Chính vì thế chi phí để mua ổ cứng SSD là rất lớn. Người dùng chuyên nghiệp. Nếu bạn không phải dùng máy khi di chuyển, không yêu cầu tốc độ đọc/ghi cao thì HDD là sự lựa chọn tối ưu.
Khi nào nên dùng SSD:
Người thường xuyên phải dùng máy khi thao tác. Rõ ràng việc đảm bảo về độ an toàn dữ liệu trong điều kiện rung lắc là một việc quan trọng. Người có tốc độ xử lý dữ liệu công việc cao, làm trong lĩnh vực thiết kế hoặc kĩ sư. Để tiết kiệm nhất, bạn nên sử dụng ổ cứng SSD để xử lý và HDD để lưu trữ. Như vậy vừa có dung lượng lưu trữ lại tăng thêm tốc độ tiến trình công việc. Người yêu âm thanh. Những ai thích nghe nhạc thì nên dùng SSD, đơn giản vì nó không tạo bất cứ âm thanh nào trong khi sử dụng.