Việc xây dựng Tòa án nhân dân cấp cao là một trong những điểm mới quan trọng, làm thay đổi hệ thống Tòa án của nước ta, đây chính là điểm nổi bật của cải cách tư pháp ở nước ta. Bài viết dưới đây giới thiệu về Tòa án nhân dân cấp cao, về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức,... của Tòa án.
Mục lục bài viết
1. Tòa án nhân dân cấp cao là gì?
Tòa án nhân dân cấp cao mới được ra đời theo quy định tại Luật Tổ chức tòa án năm 2014. Tại Điều 3 Luật này quy định về Tổ chức Tòa án nhân dân gồm:
– Tòa án nhân dân tối cao
– Tòa án nhân dân cấp cao
– Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp cao là cấp thứ ba trong hệ thống gồm 4 cấp của hệ thống Tòa án nhân dân tại Việt Nam.
Hiện nay, tại Việt Nam có Tòa án nhân dân cấp cao được đặt tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Nghị quyết số 957/NQ- UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập 03 Tòa án nhân dân cấp cao, theo đó, phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ được phân như sau:
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Đà Nẵng; các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Turn và Đắk Lắk.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.
2. Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp cao:
Điều 29 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
Thứ nhất là phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Thứ hai là giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Nêu như theo Luật Tổ chức Tòa án năm 2002 thì nhiệm vụ phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng là nhiệm vụ của Tòa án nhân dân Tối cao. Tuy nhiên, dựa trên số lượng án kháng cáo, kháng nghị, giám độc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định trên toàn quốc rất lớn, bên cạnh đó là các nhiệm vụ khác của Tòa án tối cao như quản lý hệ thống Tòa án, hướng dẫn áp dụng pháp luật, xây dựng luật,… dẫn đến công việc của Tòa án nhân dân tối cao nhiều, số án tồn đọng cao,… Kết hợp với đó là mục tiêu xây dựng, mở rộng hệ thống Tòa án đã được đặt ra tại
3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao:
“Điều 30 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
c) Bộ máy giúp việc.
2. Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động”
Theo đó, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao. Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới mười một người và không quá mười ba người.
Nhiệm vụ của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao là: Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng và thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao về công tác của Tòa án nhân dân cấp cao để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao. (Điều 31 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014). Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.( Khoản 1 Điều 32 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)
Tại Tòa cấp cao phân chia, xây dựng các tòa chuyên trách như Tòa Hình sự, Tòa dân sự, Tòa Hành chính, Tòa kinh tế,… việc phân chia như vậy nhằm mục đích chuyên môn hóa nhiệm vụ vì thực tế mỗi lĩnh vực đều có những đặc thù riêng, cần thiết có những cán bộ tòa án làm việc chuyên sâu trong từng lĩnh vực, như vậy việc xét xử đạt được hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của Tòa chuyên trách Tòa gia đình và người chưa thành niên là một điểm mới trong hệ thống Tòa án tại nước ta. Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng (Điều 33 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao. Bộ máy giúp việc thực hiện các công việc chính như: Tổ chức và tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; giúp việc cho Chánh án xem xét các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp dưới để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo thẩm quyền; quản lý công tác hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân cấp cao,…
4. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao:
Điều 35, 36 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của họ.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn gồm:
– Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
– Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
– Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật tố tụng;
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân cấp cao, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;
– Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp cao với Tòa án nhân dân tối cao;
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Tòa án nhân dân cấp cao được thành lập đã khắc phục được một số hạn chế về thẩm quyền xét xử của hệ thống Tòa án theo
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.