Tòa án cấp phúc thẩm là gì? Tòa án cấp phúc thẩm tiếng anh là gì? Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn?
Việc Xét xử phúc thẩm là việc
Căn cứ pháp lý:
1. Tòa án cấp phúc thẩm là gì?
1.1. Tòa án cấp phúc thẩm là gì?
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
1.2. Quy định chung về xét xử phúc thẩm
– Mục đích của việc xét xử phúc thẩm là nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, sửa chữa những sai lầm và vi phạm của tòa án sơ thẩm nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật
– Đối với Việc xét xử phúc thẩm chỉ phát sinh khi có kháng cáo của những người có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân. Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ xét xử đối với phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị. Phần còn lại không bị kháng cáo, kháng nghị chỉ được xem xét nếu có điểm cần được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
– Khi xét xử, tòa án cấp phúc thẩm có quyền bác kháng cáo và kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm theo hướng nặng hơn hoặc nhẹ hơn; hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại. Bản án và quyết định của toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên.
1.3. Xét xử phúc thẩm hình sự
Khoản 1 Điều 330
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Như vậy, có thể thấy bản chất của xét xử phúc thẩm dân sự và hình sự là giống nhau. Những quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
1.4. Ý nghĩa của việc xét xử tòa phúc thẩm
– Phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục những sai lầm có thể có trong những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án, bảo đảm bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như các lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.
– Thông qua phúc thẩm, tòa án cấp trên có thể kiểm ưa hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới, qua đó có thể rút kinh nghiệm, hướng dẫn công tác xét xử, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử tại các tòa án.
2. Tòa án cấp phúc thẩm tiếng anh là gì?
Tòa án cấp phúc thẩm tiếng anh là “Court of appeals”
3. Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
3.1. Biện pháp ngăn chặn trong Tố tung hình sự
Biện pháp ngăn chặn được hiểu là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ trong xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
3.2 Mục đích của các biện pháp ngăn chặn
Việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm các mục đích sau:
+ Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và sẽ tiếp tục phạm tội
+ Bảo đảm thi hành án hình sự
3.3. Các biện pháp ngăn chặn theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 biện pháp ngăn chặn bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Các nội dung cụ thể về các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật:
– Đối với Biện pháp bắt là Biện pháp bắt gồm các trường hợp: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Việc bắt người phải tiến hành đúng thẩm quyền theo luật định, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Phải có biên bản về việc bắt người và phải
– Đối với Biện pháp tạm giữ là Biện pháp tạm giữ được áp dụng trong trường hợp: người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Tổng thời hạn tạm giữ (bao gồm thời hạn tạm giữ thông thường và thời hạn gia hạn tạm giữ) là 9 ngày. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam, một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì người bị tạm giữ phải được trả tự do ngay.
– Đối với Biện pháp tạm giam là Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam bao gồm: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà
– Đối với Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là Biện pháp này chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú có trách nhiệm quản lý, theo dõi họ. Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
– Đối với Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là Biện pháp này chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú có trách nhiệm quản lý, theo dõi họ. Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
3.4. Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Tại Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
1. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp cưỡng chế do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định.
2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 346 của Bộ luật này.
Trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm sử dụng thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết định tạm giam mới.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án.
Thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
Dựa theo quy định của pháp luật đưa ra về Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được quy định nhu trên thì có thể hiểu là Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp cưỡng chế do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, và Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Ngoài ra Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp theo pháp luật quy định. và luu ý về Thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
Qua bài viết này, chúng tôi xin cung cấp thêm cho bạn đọc về Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, các thông tin pháp lý về việc xét xử tòa phúc thẩm liên quan khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn