Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Mục lục bài viết
1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI:
TÁC PHẨM KIẾN TRÚC; BẢN HỌA ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ, BẢN VẼ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA HÌNH, KIẾN TRÚC, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
* Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (1):
– Tác giả;
– Đồng tác giả;
– Chủ sở hữu quyền tác giả;
– Đồng chủ sở hữu quyền tác giả;
– Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả;
– Tác giả đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả;
– Đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả;
– Đồng tác giả đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả.
1. Thông tin về tác phẩm kiến trúc:
Tên tác phẩm: …
Ngày, tháng, năm hoàn thành tác phẩm: …
Công bố tác phẩm:
+ Chưa công bố;
+ Đã công bố.
– Ngày, tháng, năm công bố: …
– Hình thức công bố (2): …
Nơi công bố: | Tỉnh/Thành phố … Nước … Đường link địa chỉ trang điện tử (trong trường hợp công bố trên mạng Internet) … |
Nêu tóm tắt về tác phẩm (mô tả công năng, kích thước, hình dáng, số lượng trang của bản vẽ): …
Cam đoan về việc sáng tạo tác phẩm (3): …
2. Thông tin về tác giả (4):
Họ và tên: …
Quốc tịch …
Bút danh thể hiện trên tác phẩm đăng ký (nếu có): …
Sinh ngày: …
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu: …
Ngày cấp: … tại: …
Địa chỉ: …
Số điện thoại: …
Email: …
3. Thông tin về chủ sở hữu quyền tác giả (5):
Chủ sở hữu quyền tác giả là:
– Cá nhân
Họ và tên: …
Quốc tịch: …
Sinh ngày: …
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: …
Ngày cấp: … tại: …
Địa chỉ: …
Số điện thoại: …
Email: …
– Tổ chức
Tên tổ chức: …
Số đăng ký doanh nghiệp/Quyết định/Giấy phép thành lập: …
Ngày cấp: … tại: …
Địa chỉ: …
Số điện thoại: …
Email: …
– Cơ sở phát sinh sở hữu quyền:
+ Tự sáng tạo;
+ Theo hợp đồng thuê sáng tạo;
+ Theo hợp đồng chuyển nhượng;
+ Theo
+ Theo thừa kế;
+ Theo cuộc thi;
+ Khác, nêu rõ: …
4. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:
Tên tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh: …
Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch): …
Tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh (6): …
Quốc tịch: …
Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh (7): …
(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ” và nguồn thông tin: …)
5. Trường hợp cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp: …
Cấp ngày …
Tên tác phẩm: …
Loại hình: .…
Tác giả (6): … Quốc tịch: …
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: …
Chủ sở hữu quyền tác giả (7): … Quốc tịch: …
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc Số đăng ký doanh nghiệp/Quyết định/Giấy phép thành lập nếu là tổ chức): …
Lý do cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
– Rách, hư hỏng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;
– Mất Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Lý do cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
– Chuyển đổi chủ sở hữu quyền tác giả;
– Thay đổi tên tác phẩm;
– Thay đổi thông tin về tác giả;
– Thay đổi thông tin về chủ sở hữu quyền tác giả.
6. Bên được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký (nếu có):
Họ và tên/Tên tổ chức: …
Sinh ngày: …
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc Số đăng ký doanh nghiệp/Quyết định/Giấy phép thành lập nếu là tổ chức): …
Ngày cấp: … tại …
Địa chỉ: ….
Số điện thoại: … Email: …
Tôi/Chúng tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
…, ngày … tháng … năm …
Tác giả/Chủ sở hữu quyền tác giả (8)
(họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức)
2. Các tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc nào sẽ được bảo hộ bằng quyền tác giả?
Các tác phẩm kiến trúc được bảo hộ bằng quyền tác giả theo khoản 10 Điều 6 của Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Cụ thể bao gồm:
– Các bản vẽ thiết kế kiến trúc liên quan đến công trình hoặc liên quan đến các tổ hợp của các công trình, nội thất và phong cảnh;
– Các công trình kiến trúc được sáng tạo phù hợp với quy định của pháp luật;
– Các bản họa đồ, sơ đồ, bản vẽ, bản đồ căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022, trong đó bao gồm: họa đồ, sơ đồ, bản đồ, các bản vẽ liên quan đến các địa hình, danh lam thắng cảnh, các loại công trình khoa học công nghệ và kiến trúc.
Theo đó thì có thể nói, các tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc trên đây thì sẽ được bảo hộ bản quyền tác giả. Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với các tác phẩm kiến trúc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần phải thực hiện theo mẫu tờ khai đăng ký nêu trên.
3. Tác phẩm kiến trúc có được bảo hộ quyền tác giả không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định cụ thể về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, trong đó có các loại giáo trình. Cụ thể như sau:
– Tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật và các tác phẩm khoa học sẽ được bảo hộ bao gồm các loại sau đây:
+ Các tác phẩm văn học, các tác phẩm khoa học, các loại sách giáo khoa, giáo trình và các loại tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoa các loại tác phẩm được thể hiện dưới dạng ký tự;
+ Các đoạn bài giảng hoặc các bài phát biểu, các bài nói khác;
+ Các loại tác phẩm âm nhạc, tác phẩm báo chí, tác phẩm sân khấu/điện ảnh/hoặc tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
+ Tác phẩm mỹ thuật hoặc tác phẩm mĩ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc, các loại bản đồ, họa đồ, sơ đồ, các bản vẽ liên quan đến địa hình, các bản vẽ liên quan đến kiến trúc hoặc các công trình khoa học;
+ Các tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật dân gian;
+ Các chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
– Tác phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật sẽ chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với các tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh đó;
– Tác phẩm được bảo hộ theo phân tích nêu trên sẽ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo thông qua quá trình lao động trí tuệ của tác giả đó, mà không được sao chép từ các loại tác phẩm của người khác;
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Theo đó, tác phẩm kiến trúc là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
– Quyết định 2314/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL ngày 02/6/2023 quy định các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan và công tác đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.