Quy định chung về hội chợ triển lãm thương mại? Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài?
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và hội nhập kinh tế là điều tất yếu để nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển hơn. Do đó mà sự xuất hiện các loại hình kinh doanh, quảng bá thương hiệu trong nước và ngoài nước được diễn ra hết sức mạnh mẽ. Chính vì thế mà cần phải có những phương án, chiến lược kinh doanh và các hoạt động xúc tiến mới nhất là đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Do đó, như các thông tin và quy định của pháp luật hiện hành của nước ta về các hoạt động xúc tiến thương mại thì bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại theo cách truyền thống được hình thành từ rất lâu như khuyến mại, quảng cáo thì hiên nay pháp luật nước ta đã có quy định thêm đó là hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại. Ngày sau khi pháp luật Thương mại quy định về nội dung hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại thì hoạt động này đã được các thương nhân lựa chọn vị hoạt động này là một cách hữu hiệu để tiếp cận với người tiêu dùng, quảng bá hình ảnh từ đó thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết
Bên cạnh việc pháp luật nước ta quy định về hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trong nước thì cũng có quy định về việc quảng bá sản phần của Việt nam ra nước ngoài bằng hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài đối với những loại hàng hóa đủ điều kiện quy định. Vậy, nội dung về vấn đề tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài được quy định có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quy bạn đọc nội dung về hoạt động tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
1. Quy định chung về hội chợ triển lãm thương mại
Trên cơ sở quy định của Luật Thương mại năm 2005 có quy định về hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại được biết đến là trong các hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại theo như quy định tại Luật này thì sẽ được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ. Do đó, Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại có các đặc điểm pháp lý cơ bản sau đây:
– Về chủ thể: trong quy định của pháp luật hiện hành thì hội chợ, triển lãm thương mại là những hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện. Sự khác biệt của hoạt động xúc tiến thương mại là hội chợ, triển lãm thương mại với các hoạt động khác được xác định một phần là do chủ thể. Do đó, đối với các hành vi xúc tiến thương mại khác có thể do từng thương nhân độc lập tiến hành thì hội chợ, triển lãm chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia đồng thời của nhiều thương nhân tại cùng một thời gian và địa điểm nhất định.
– Về cách thức tổ chức: Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì thương nhân có thể trực tiếp tổ chức hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm. Tuy nhiên khi thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật thương mại và các văn bản pháp luật khác ban hành kèm theo có quy định về nội dung này.
– Cách thức xúc tiến thương mại là trưng bày, giới thiệu, quảng cáo hàng hoá, bán lẻ và giao kết hợp đồng. Đông thơi, việc bán hàng hóa tại chỗ là một đặc trưng của hội chợ thương mại. Việc bán hàng sản xuất trong nước tại các cuộc hội chợ trong nước diễn ra như các hoạt động mua bán thông thường.
2. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì có quy định về hoạt động của hội chợ mang tính định kì được tổ chức tại một địa điểm, thời gian thích hợp, là nơi người bán, người mua trực tiếp giao dịch mua bán. Bên cạnh đó thì, triển lãm cũng được biết đến là một hoạt động có hình thái gần giống hội chợ nhưng mục đích của người tham gia triển lãm chủ yếu là để giới thiệu, quảng cáo chứ không phải nhằm mục đích bán hàng tại chỗ. Pháp luật thương mại không có sự phân biệt điều chỉnh đối với hội chợ và triển lãm thương mại. Việc pháp luật quy định như thé nào về việc thương nhân thực hiện hoạt động tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cũng là một vấn đề được đa số thương nhân quan tâm. Do đó, theo như quy định tại Điều 133 Luật Thương mại năm 2005 và Điều 29 Nghị định 81/2018/NĐ-CP đã quy định như sau:
“Điều 133. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
1. Thương nhân không kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi trực tiếp tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài về hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh phải tuân theo các quy định về xuất khẩu hàng hoá.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải đăng ký với Bộ Thương mại.
3. Thương nhân không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại không được tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
4. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, nội dung đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.
Từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng, thương nhân phải đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại mới được phép tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu. Để có thể thực hiện hoạt động tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài thì cần phải tuân thủ các quy định về mặt thời gian, hồ sơ và cách thức thực hiện như sau:
Thẩm quyền: Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điểu 29 Nghị định 81/2018 “Bộ Công Thương đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài.” Trường hợp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải đăng ký với Bộ Công Thương.
Thời gian:
+ Thời hạn đăng ký tối đa (sớm nhất) 365 ngày và tối thiểu (chậm nhất) 45 ngày trước ngày khai mạc đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
+ Thời hạn trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trả lời xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp không xác nhận thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do
Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm:
– Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, bao gồm:
– Tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
– Tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có);
– Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
– Quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
– Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại.
Quy trình đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ tại Sở Công Thương nơi thực hiện tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
Hồ sơ đăng ký gồm:
– 01 Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP
– 01 Bản sao không cần chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có gái trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
Cách thức gửi hồ sơ:
– Cách 1: Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện hoặc đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Cách 2: Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trả lời xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Trong trường hợp không xác nhận thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Thương nhân tiến hành tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại sau khi có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 4: Thương nhân, tổ chức báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký và được xác nhận (theo mẫu tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP) trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.
Như vậy, để thương nhân có thể thực hiện hoạt động tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài thì cần phải thực hiện đầy đủ các công việc như đã được nêu ra ở các bước trên theo đúng thời gian quy định của pháp luật Thương mại năm 2005. Trong quá trình thực hiện thì thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ theo như quy định và thực hiện việc nộp trực tiếp hoặc thương nhân có thể nộp qua đương bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Công thương xem xét và phê duyệt.