Có thể nói, quan trắc môi trường giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dõi được sát sao toàn bộ quá trình thay đổi và biến động của môi trường, từ đó tránh được những nguy cơ ô nhiễm môi trường và tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì tổ chức quan trắc môi trường định kỳ bao lâu một lần?
Mục lục bài viết
1. Tổ chức quan trắc môi trường định kỳ bao lâu 1 lần?
Trước hết, quan trắc môi trường là một trong những chế định quan trọng của pháp luật về môi trường. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có đưa ra khái niệm về quan trắc môi trường. Theo đó, quan trắc môi trường là khái niệm để chỉ toàn bộ quá trình theo dõi liên tục, định kỳ, theo dõi đột xuất, quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, các chất thải trong môi trường nhằm mục đích cung cấp thông tin đánh giá toàn diện và hiện trạng môi trường, đánh giá về diễn biến chất lượng của môi trường và tất cả các tác động xấu có thể ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, vấn đề tổ chức quan trắc môi trường định kỳ là một trong những vấn đề quan trọng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của
– Người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ tổ chức hoạt động tổ chức đánh giá, kiểm soát tất cả các yếu tố nguy hiểm, kiểm soát các yếu tố có hại tại nơi làm việc, để từ đó người sử dụng lao động có thể xem xét và đưa ra các biện pháp kĩ thuật an toàn và vệ sinh lao động đối với người lao động, chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ cần phải thực hiện đầy đủ các biện pháp khử độc/khử trùng cho người lao động tại nơi làm việc có xuất hiện những yếu tố gây nhiễm độc và nhiễm trùng;
– Đối với yếu tố có hại được chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe của những người lao động, thì người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm và hoạt động tổ chức quá trình quan trắc môi trường lao động để có thể đánh giá các yếu tố có hại đó định kỳ ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp cũng như đáp ứng và nguồn nhân lực trong quá trình tổ chức quan trắc môi trường;
– Đối với yếu tố nguy hiểm, người sử dụng lao động cần phải thực hiện thủ tục thường xuyên kiểm soát và quản lý phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động tại nơi làm việc, và ít nhất một lần trong một năm bắt buộc phải tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá những yếu tố này sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, cần phải tổ chức hoạt động quan trắc môi trường định kì ít nhất 01 lần trong 01 năm đối với toàn bộ những yếu tố có hại đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế quy định để có thể kiểm soát tốt nhất tác hại của chúng đối với sức khỏe của người lao động.
2. Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động như thế nào?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về quy trình thực hiện thủ tục quan trắc môi trường lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của
– Trước khi thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động, các tổ chức quan trắc môi trường lao động cần phải đảm bảo yêu cầu về máy móc/trang thiết bị phục vụ cho quá trình thực hiện quan trắc môi trường lao động, máy móc/trang thiết bị cần phải đáp ứng hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật;
– Thực hiện đúng quy trình và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thông báo trung thực và kết quả sau khi thực hiện thủ tục quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động;
Trong trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không đảm bảo, các cơ sở lao động cần phải thực hiện theo các quy định như sau: Các cơ sở lao động cần phải ngay lập tức triển khai các biện pháp phù hợp để cải thiện điều kiện lao động tại cơ sở làm việc và giảm thiểu yếu tố có hại đối với người lao động cũng như thực hiện các biện pháp có liên quan để phòng chống bệnh nghề nghiệp đối với người lao động, tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động để có thể phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác có liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động làm việc ở vị trí có môi trường lao động không đảm bảo, các cơ sở lao động cần phải thực hiện hoạt động bồi dưỡng bằng hiện vật cho những người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động gồm những gì?
Trong quá trình thực hiện thủ tục quan trắc môi trường lao động, cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP, có quy định cụ thể về nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động như sau:
– Thực hiện quan trắc đầy đủ tất cả các yếu tố có hại đã được liệt kê trong thành phần hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập. Đối với các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc các công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi thực hiện thủ tục quan trắc môi trường lao động thì cần phải đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm lý lao động căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP;
– Quan trắc môi trường lao động cần phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa các cơ sở lao động và tổ chức đáp ứng đầy đủ điều kiện thực hiện thủ tục quan trắc môi trường lao động;
– Quan trắc môi trường lao động cần phải được thực hiện trong thời gian cơ sở lao động tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu bắt buộc phải được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Đặc biệt, đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi có kết quả nghi ngờ, các tổ chức quan trắc môi trường lao động bắt buộc phải lấy mẫu và phân tích bằng những phương pháp phù hợp tại phòng trách nhiệm đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn;
– Các yếu tố có hại cần quan trắc sẽ được bổ sung cập nhật trong thành phần hồ sơ vệ sinh an toàn lao động khi thuộc một trong những trường hợp sau: Có thay đổi về quy trình công nghệ sản xuất hoặc trong quá trình cải tạo nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại đối với sức khỏe của người lao động, tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc lao động, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động sẽ được thanh toán tất cả các chi phí có liên quan tới hoạt động quan trắc môi trường, do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức tiến hành hoạt động quan trắc môi trường lao động cần phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế hoặc Sở y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại các cơ sở lao động tuy nhiên chưa có quy định về giới hạn cho phép.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2022 Luật Bảo vệ môi trường;
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động;
– Thông tư 10/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 và Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.
THAM KHẢO THÊM: