Tổ chức lao động cho người lao động trong doanh nghiệp là tổ chức có vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động được quy định tập trung ở Luật công đoàn. Cùng bài viết tìm hiểu Tổ chức lao động cho người lao động trong doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Tổ chức lao động cho người lao động trong doanh nghiệp là gì?
Tổ chức lao động cho người lao động trong doanh nghiệp được hiểu là chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, công đoàn có vị trí rất quan trọng, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác, tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những mục đích và cũng là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức công đoàn là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Trong bối cảnh nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động rất lớn hiện nay, tổ chức công đoàn có vai trò và trách nhiệm đặc biệt quan trọng và cũng hết sức nặng nề trong vấn đề giải quyết việc làm cho các thành viên trong tổ chức của mình.
– Từ những ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, vai trò của công đoàn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động được quy định tập trung ở Luật công đoàn(2) và ở Chương XIII (Chương công đoàn) của
2. Nguyên tắc tổ chức lao động:
– Qua nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề này, có thể thấy những nội dung hoạt động trong quá trình giải quyết việc làm của công đoàn được thể hiện khác nhau ở các cấp công đoàn. Trong đó, những vấn đề xây dựng, bổ sung, sửa đổi các chính sách pháp luật liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm; phối hợp với các cơ quan nhà nước, ban, ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác trong vấn đề tìm việc làm và giải quyết việc làm ở tầm vĩ mô chủ yếu thuộc về vai trò của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn các cấp trên của công đoàn cấp cơ sở còn những vấn đề trực tiếp cùng người sử dụng lao động trong việc bảo vệ việc làm cho người lao động ở tại các đơn vị, doanh nghiệp, giáo dục ý thức nâng cao tay nghề, đào tạo lại người lao động để họ có đủ trình độ, khả năng giữ được việc làm trong các doanh nghiệp lại chủ yếu thuộc về cấp công đoàn cơ sở – nơi công đoàn gắn bó trực tiếp với người lao động. Bài viết này đề cập vai trò của công đoàn các cấp đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
– Vai trò của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, cơ quan trung ương của các cấp công đoàn Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc tham gia quản lí những vấn đề lao động xã hội nói chung và vấn đề giải quyết việc làm nói riêng ở tầm vĩ mô.
– Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có quyền tham dự hội nghị của Chính phủ khi bàn bạc các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Trong phạm vi các vấn đề liên quan đó, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban thường vụ Quốc hội), được tham gia ý kiến với cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan về các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động. Khi thực hiện các biện pháp này, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách, chế độ đối với người lao động. Khi cần sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ thì Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cùng phối hợp với Thủ tướng Chính phủ để giải quyết.
– Để nâng cao và phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia với Nhà nước về xây dựng và thực hiện các cơ chế, chủ trương, chính sách quản lí liên quan trực tiếp đến giải quyết việc làm cho người lao động. Bản quy chế này đã xác định cụ thể một số việc về quan hệ phối hợp trong quá trình xử lí các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ có liên quan đến chức năng của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Trong đó, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam được tham gia đóng góp ý kiến khi Chính phủ chủ trì việc soạn thảo văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động; được cử người đại diện có thẩm quyền trực tiếp tham gia cùng cơ quan chủ trì; được Chính phủ thông tin về tình hình kinh tế – xã hội, các chủ trương, chính sách của Nhà nước mới ban hành liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động. Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có trách nhiệm báo cáo tình hình việc làm, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, hoạt động của công đoàn với Chính phủ và khi bàn về các vấn đề này trong các cuộc họp của mình, Đoàn chủ tịch hoặc Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam mời Thủ tướng Chính phủ hoặc các thành viên của Chính phủ đến dự.
– Như vậy, có thể thấy rằng giải quyết việc làm, đảm bảo việc làm cho người lao động là nội dung quan trọng trong các chương trình nghị sự cũng như hội nghị thường xuyên giữa Nhà nước với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Việc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam được tham gia ý kiến, được mời họp, được trình các chính sách pháp luật về vấn đề này đã thể hiện sâu sắc vai trò của công đoàn. Khi đại diện của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cùng tham gia, bàn bạc, thảo luận, có ý kiến phản biện thì chắc chắn vấn đề việc làm sẽ được giải quyết thấu đáo và phù hợp hơn với nguyện vọng chính đáng của người lao động trong việc tạo mở việc làm, giữ việc làm.
– Đặc biệt việc phối hợp chặt chẽ giữa Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với Nhà nước với tư cách là các bên độc lập, bình đẳng khi cùng tìm kiếm kết quả ở những vấn đề các bên cùng quan tâm thì cách giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả hơn. Trước nhu cầu giải quyết việc làm rất lớn của người lao động trong cả nước hiện nay, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phải đối mặt với thực tế này để kịp thời kiến nghị với Nhà nước sửa đổi, bổ sung các chính sách về việc làm, giải quyết việc làm cho phù hợp.
– Để góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp, giải quyết việc làm ngày càng nhiều hơn cho người lao động, Điều 156 Bộ luật lao động (BLLĐ) quy định Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có quyền lập các tổ chức giới thiệu việc làm, dạy nghề, tương tế,
– Song song với việc hoạch định các chính sách, chủ trương, xây dựng pháp luật về việc làm, giải quyết việc làm, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam còn tham gia vào việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện những chủ trương, chính sách này. Nhiệm vụ này thể hiện vai trò của công đoàn trong việc đảm bảo cho các quy định được thực thi trong cuộc sống.
3. Vai trò của công đoàn cấp trên của cấp cơ sở:
Công đoàn cấp trên của cấp cơ sở bao gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các công đoàn ngành nghề toàn quốc, các công đoàn tổng công ti, công đoàn quận, huyện. Đây là cấp công đoàn trung gian giữa Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn cơ sở, nó có vai trò quan trọng đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong phạm vi tỉnh, thành phố, phạm vi ngành cũng như phạm vi quận, huyện, tổng công ti của mình.
– Để đảm bảo việc làm cho người lao động, vai trò của công đoàn cấp trên của cấp cơ sở cũng thể hiện từ các hoạt động xây dựng các chính sách, chế độ, pháp luật liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong phạm vi cấp mình đến việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các quy định đó. Điều 7 Luật công đoàn quy định: “Công đoàn các cấp có quyền tham gia với cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan giải quyết việc làm, tổ chức dạy nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp, văn hóa, khoa học kĩ thuật cho người lao động”. Trong lĩnh vực giải quyết việc làm, công đoàn có vai trò trong việc đề ra các biện pháp giải quyết việc làm, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp, tổ chức tìm kiếm việc làm. Để thực hiện các nội dung này, Điều 156 BLLĐ quy định: “Công đoàn các cấp có quyền lập các tổ chức giới thiệu việc làm, học nghề, tương tế, tư vấn pháp luật”.
– Những quy định này trong giai đoạn hiện nay đã phát huy tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, giúp đỡ, tư vấn cho người lao động có đầy đủ kiến thức pháp luật để bảo vệ việc làm của mình khi tham gia quan hệ lao động. Nhiều liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn các ngành, các tổng công ty đã có những biện pháp nhằm hạn chế sức ép về thiếu việc làm như tạo mở ngành nghề, mở rộng phạm vi hoạt động, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị nước ngoài, tham gia đấu thầu xây dựng các công trình nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Với sự thành lập mạng lưới tổ chức giới thiệu việc làm ở khắp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các ngành, các tổng công ty hoạt động này của công đoàn đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho người lao động trong những năm vừa qua và sẽ càng có vai trò quan trọng trong quá trình triển khai chiến lược việc làm trong những năm tới.
– Việc tổ chức dạy nghề của công đoàn cấp trên cơ sở tùy thuộc vào nhu cầu nhân lực của từng địa phương, từng ngành trên toàn quốc. Việc dạy nghề được tiến hành đối với những người chưa có việc làm chính là đã tạo cơ hội cho họ tự tìm kiếm việc làm mới; đặc biệt trong các ngành, các tổng công ty, việc dạy nghề còn giúp những người lao động giữ được việc làm khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ.
– Trên cơ sở những quy định của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, công đoàn cấp trên: thực hiện thống nhất, đầy đủ, sáng tạo, có hiệu quả những quy định của pháp luật, tổ chức công đoàn thực sự là một tổ chức chính trị – xã hội góp phần quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.