Tổ chức góp vốn như thế nào mới được quyền quản lý doanh nghiệp. Quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Tổ chức góp vốn như thế nào mới được quyền quản lý doanh nghiệp. Quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một câu hỏi muốn luật sư trả lời giúp. Khi quỹ đầu tư phát triển địa phương góp vốn thành lập doanh nghiệp với một chủ thể khác, thì có luật nào quy định quỹ đầu tư phải góp tối thiểu bao nhiêu phần trăm vốn để nắm quyền quản lý doanh nghiệp đó không (ví dụ bắt buộc quỹ phải đạt 51% vốn, doanh nghiệp còn lại 49% )? Và khi góp vốn xong quỹ sẽ nắm vai trò gì và làm gì trong doanh nghiệp đó? (ngoài các giới hạn về góp vốn theo NĐ 138 và nghị định 37 của chính phủ). Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp của bạn. Quỹ đầu tư phát triển địa phương góp vốn thành lập doanh nghiệp với một chủ thể khác. Vậy có thể xác định, trong trường hợp này của bạn có thể là góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Do bạn không xác định chính xác loại hình doanh nghiệp bạn muốn thành lập. Ngoài ra, về các loại hình doanh nghiệp khác cũng được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp năm 2014.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, tại Điều 50, 51 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn như sau:
“Điều 50. Quyền của thành viên
1. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
2. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.
3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.
5. Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.
6. Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
7. Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
8. Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây:
a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;
d) Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
9. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 8 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 51. Nghĩa vụ của thành viên
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này.
2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này.
3. Tuân thủ Điều lệ công ty.
4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
6. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này”.
Tại khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 có đưa ra khái niệm người quản lý doanh nghiệp như sau: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”.
Tại Điều 55 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty như sau:
“Điều 55. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định”.
Điểm d khoản 2 Điều 56 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền của Hội đồng thành viên như sau: “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của quỹ như thế nào trong doanh nghiệp góp với một chủ thể khác trong trường hợp của bạn sẽ phụ thuộc vào Điều lệ của công ty và quy định của Luật doanh nghiệp.