Khái quát chung về liên danh nhà thầu? Một số quy định của pháp luật về liên danh nhà thầu? Ý nghĩa của liên danh nhà thầu? Có được liên danh với công ty nước ngoài tham gia dự thầu không?
Hiện nay, đấu thầu là một hoạt động không còn xa lạ đối với các nhà đầu tư ở nước ta. Dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành, liên danh nhà thầu ngày càng trở nên phổ biến trong hoạt động đấu thầu. Hình thức liên danh này đem lại nhiều lợi ích cho nhà thầu cũng như nhà đầu tư. Về cơ bản, hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu dưới tư cách là nhà thầu liên danh và thực hiện gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu thì được gọi là liên danh nhà thầu. Vậy, liên danh nhà thầu được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể như thế nào và có nội dung ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về việc có được liên danh với công ty nước ngoài tham gia dự thầu không?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát chung về liên danh nhà thầu:
Để hiểu về liên danh nhà thầu, trước tiên, chúng ta cần phải hiểu vì sao các nhà thầu cần phải liên danh với nhau. Trên thực tiễn, các nhà thầu phải liên danh với nhau thành nhà thầu liên danh thường xuất phát từ nguyên nhân như sau: nếu chỉ một doanh nghiệp bất kỳ trong đó tham gia thì có thể không đủ khả năng lực thực hiện gói thầu đó nên cần nhiều nhà thầu liên danh lại để cùng thực hiện gói thầu. Một lý do khác cũng rất phổ biến đó là do gói thầu lớn và các thành viên trong liên danh muốn tối ưu hóa phần công việc trong hồ sơ mời thầu để hồ sơ đó có thể phù hợp với năng lực của mình mà không phải chịu trách nhiệm giống như với trường hợp sử dụng nhà thầu phụ.
Về cơ bản, giống như tên gọi của mình, liên danh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu nhằm mục đích để các nhà thầu đó cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đáp ứng được một cách đầy đủ các yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu được thông báo trước đó.
Như vậy khi điều kiện năng lực của công ty bạn khi tham gia đấu thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ thầu, thì công ty bạn có thể hợp tác với các nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu hay còn gọi là liên danh đấu thầu. Công ty bạn hoàn toàn có thể liên danh với công ty khác để triển khai đấu thầu.
2. Một số quy định của pháp luật về liên danh nhà thầu:
Theo Khoản 35, Điều 4 Luật Đấu Thầu đã quy định nội dung như sau:
Nhà thầu chính sẽ phải chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
Tại Mục h, Khoản 1, Điều 5 Luật Đấu Thầu cũng đã đưa ra quy định:
Nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Theo Khoản 3, Điều 5 Luật Đấu Thầu quy định nội dung sau đây:
Đối với trường hợp liên danh cần phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên của thoả thuận liên danh đó, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Khoản 6, Điều 11 Luật Đấu Thầu quy định:
Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Ngoài ra, theo Khoản 1, Điều 65 và 71 Luật Đấu Thầu quy định như sau:
Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp khi muốn liên danh thì sẽ lập một thỏa thuận liên danh hoặc một hợp đồng liên danh và điều kiện bắt buộc đối với thỏa thuận liên danh này là phải được lập thành văn bản cụ thể để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia gói thầu.
Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành thì một thỏa thuận liên danh được coi là hợp lệ khi nội dung của thỏa thuận đó quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu( nếu có). Tuy nhiên, mục đích của việc phân chia là phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường và nhiều điều kiện cụ thể khác khi thực hiện gói thầu.
Cần lưu ý, các thành viên liên danh khi tiến hành đấu thầu, việc làm hồ sơ dự thầu cũng như các thủ tục có thể do các thành viên liên danh làm hoặc có thể chỉ do một thành viên liên danh thực hiện tùy vào năng lực và thỏa thuận của mỗi bên tuy nhiên cần phải có sự thống nhất đối với nội dung trong cùng một hồ sơ.
Các nhà thầu liên danh phải có tư cách hợp lệ, có đủ năng lực theo quy định phù hợp với quy mô, tính chất, loại công việc do mình đảm nhận. Ngoài ra, đối với từng thành viên liên danh phải chịu trách nhiệm chung và riêng trước chủ đầu tư về phần việc mà mình đảm nhiệm và toàn bộ công việc của gói thầu.
3. Ý nghĩa của liên danh nhà thầu:
Theo các quy định nêu trên, ta nhận thấy, việc liên danh thầu có những ý nghĩa như sau:
– Thứ nhất, đối với nhà đầu tư, việc liên danh giúp tìm được một nhóm các nhà thầu cùng thực hiện một gói thầu mà vẫn đảm bảo sự phân chia rõ ràng, sự phối hợp nhịp nhàng lại tiết kiệm thời gian, công sức. Thay vì việc nhà đầu tư phải chia nhỏ gói thầu để tìm kiếm nhiều nhà thầu rời rạc, riêng rẽ thì liên danh các nhà thầu sẽ giúp khắc phục hạn chế đó bằng việc các nhà thầu đã biết nhau từ trước, phân công với nhau dựa trên hợp đồng thỏa thuận phù hợp với năng lực của mỗi nhà thầu. Thông qua đó, việc liên danh đã giúp cho nhà đầu tư tìm được đúng đối tượng thực hiện công việc và đạt được hiệu quả tốt nhất.
– Thứ hai, liên danh nhà thầu còn có ý nghĩa làm góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp liên danh khi tham gia dự thầu. Bởi vì với nhà thầu liên danh thì năng lực được xác định bằng tổng năng lực của các nhà thầu liên danh nên dẫn đến tổng này sẽ tăng lên khi đem ra so sánh với đối thủ cạnh tranh là những nhà thầu riêng lẻ. Khi có lợi thế này thì liên danh thầu sẽ dễ dàng trúng thầu hơn.
– Thứ ba, việc thực hiện liên danh nhà thầu trên thực tiễn đã góp phần quan trọng có vai trò giúp doanh nghiệp bổ sung khả năng thực hiên công việc giữa các doanh nghiệp liên danh. Bởi trong thực tiễn, một gói thầu có thể bao gồm nhiều hạng mục công việc cần thực hiện trong đó một doanh nghiệp không thể đảm nhận hết các công việc nên cần thiết phải liên danh với các doanh nghiệp khác. Việc hai hay nhiều doanh nghiệp liên danh với nhau sẽ bổ trợ các phần thiếu sót của nhau và góp phần nhằm để phát huy thế mạnh của mỗi đơn vị giúp cho việc thực hiện công việc dễ dàng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
4. Có được liên danh với công ty nước ngoài tham gia dự thầu không?
Theo Khoản 1 Điều 5 Luật đấu thầu 2013 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư như sau:
Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
– Hạch toán tài chính độc lập;
– Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
– Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
– Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
– Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
– Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.”
Tại Khoản 3 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 quy định:
Nhà thầu, nhà đầu tư sẽ có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trong trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Theo đó, nhà thầu tham gia đấu thầu với tư cách liên danh thì thành viên đứng đầu liên danh trước hết phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí để có tư cách hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật đấu thầu 2013.
Ngoài ra, còn phải đánh giá kinh nghiệm và năng lực theo khoản 3 Điều 18
– Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu.
– Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
Về việc đánh giá về năng lực thì thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 phụ lục
Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu. Đối với gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được đánh giá tương ứng với phần mà nhà thầu tham dự thầu.
Như vậy, theo quy định của