Quy định về việc xác định tố cáo tiếp? Quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo tiếp theo Luật tố cáo 2018?
Để đảm bảo quyền tố cáo của công dân, pháp luật về tố cáo hiện hành có chế định về tố cáo tiếp và giải quyết tố cáo tiếp,
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc xác định tố cáo tiếp:
Điểm d, Khoản 1, Điều 9, Luật Tố cáo năm 2018 quy định người tố cáo có quyền tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết. Như vậy, theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018, có thể giải quyết đối với tố cáo tiếp khi có một trong các căn cứ sau:
Một là, quá thời hạn theo quy định của pháp luật mà vụ việc tố cáo chưa được giải quyết.
Theo quy định tại Điều 30 Luật Tố cáo năm 2018, thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Như vậy, quá thời hạn mà vụ việc tố cáo chưa được giải quyết, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp lên Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
Hai là, khi người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 37 Luật Tố cáo năm 2018, khi nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó. Nếu như việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật thì sẽ không giải quyết lại vụ việc tố cáo; trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo; trường hợp có căn cứ để giải quyết lại vụ việc tố cáo thì tiến hành giải quyết lại tố cáo.
Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo chỉ được tiến hành khi việc giải quyết tố cáo trước đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật, làm sai lệch bản chất vụ việc hoặc bỏ lọt thông tin, tài liệu trong khi giải quyết tố cáo. Khoản 3 Điều 37 Luật Tố cáo năm 2018 quy định, việc giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây: (1) Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan; (2) Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo; (3) Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo.
2. Quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo tiếp theo Luật tố cáo 2018 :
Theo quy định thì ta thây có một số điểm mới của Luật Tố cáo năm 2018 trong việc quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết, đó là trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo (Khoản 5 Điều 38 Luật Tố cáo 2018). Để cụ thể hóa quy định này, Điều 5 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định:
“1. Khi có căn cứ xác định việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải giải quyết tố cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Có vi phạm về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo dẫn đến kết luận tố cáo không chính xác, khách quan hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc;
b) Có một trong các căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 37 Luật Tố cáo.
2. Khi có dấu hiệu không khách quan trong việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải giải quyết tố cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Người bị tố cáo là vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, của người giải quyết tố cáo;
b) Nội dung tố cáo có liên quan trực tiếp đến vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, của người giải quyết tố cáo;
c) Người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo có lợi ích liên quan trực tiếp với người bị tố cáo”.
Như vậy, Căn cứ theo quy địn được đề ra tại Luật Tố cáo năm 2018 đã xác định rõ thẩm quyền giải quyết đối với các vụ việc tố cáo tiếp. Luật đã quy định thành các trường hợp để xác định khi nào thì cấp trên lấy vụ việc tố cáo lên để giải quyết, khi nào thì cấp trên giải quyết lại vụ việc tố cáo, khi nào thì cấp dưới vẫn phải giải quyết vụ việc tố cáo. Cũng theo đó nên đối với thực hiện quy định rõ thẩm quyền giải quyết đối với tố cáo tiếp trong từng trường hợp cụ thể sẽ giúp các cơ quan xác định thẩm quyền trong quá trình xử lý đối với đơn tố cáo tiếp. Căn cứ để giải quyết lại vụ việc tố cáo tiếp được quy định cụ thể hơn. Cũng từ đó có thể giúp các cơ quan có thẩm quyền áp dụng một cách thống nhất các căn cứ khi giải quyết lại vụ việc tố cáo.
Như đã biết thì về thực hiện quyền tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật hiện hành đã có quy định về tố cáo tiếp nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể cá nhân thực hiện quyền tố cáo tiếp, do đó, cần có những quy định cụ thể hơn như đơn tố cáo tiếp phải có những nội dung gì, những tài liệu, bằng chứng kèm theo đơn tố cáo tiếp như kết luận nội dung tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, những căn cứ thể hiện việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật, hoặc chứng cứ thể hiện việc chưa giải quyết xong vụ việc tố cáo mặc dù đã quá thời hạn giải quyết…
Đối với vấ đề giải quyết tố cáo tiếp trên thực tế chúng tôi có ghi nhận được số liệu cụ thể trong năm 2019, các bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 3.597 vụ việc tố cáo, đạt tỷ lệ 87,9%; các địa phương đã giải quyết 3.510 vụ việc, đạt tỷ lệ 81,4%. Trong số các vụ việc tố cáo nêu trên, theo báo cáo của 8 bộ, ngành và 26 địa phương, trong năm 2019 có 203 vụ việc tố cáo tiếp và đối với các cơ quan đã giải quyết 188 vụ việc (92,6%). Phân tích kết quả giải quyết cho thấy có 7,2% vụ việc tố cáo tiếp là đúng, có 37,7% tố cáo tiếp là sai và có 55,1% tố cáo tiếp có đúng, có sai. Từ đó nên chúng ta cũng thấy rõ được thực trạng vấn đề giải quyết tố cáo tiếp đang diễn ra như thế nào.Từ đó có những hướng đề xuất mới và áp dụng thẩm quyền và quy định về tố cáo tiếp được chính xác hơn.
Thẩm quyền của tố cáo tiếp được quy định rất cụ thể nên việc áp dụng cần thực hiện đúng phạm vi thẩm quyền của mình vì nội dung tố cáo tiếp chủ yếu là tố cáo hành vi vi phạm về đất đai, xây dựng, môi trường, thực hiện chế độ chính sách đối với người dân và các hành vi tố cáo cán bộ, công chức có các sai phạm trong quản lý tài chính, đất đai… nhìn chung là phạm vi của nó rất rộng. Mặc dù chính quyền địa phương đã giải quyết tố cáo nhưng công dân không đồng tình với kết luận giải quyết tố cáo, do đó tiếp tục tố cáo lên các cơ quan cấp trên, thậm chí có những vụ việc tố cáo phức tạp, kéo dài. Trong một số vụ việc, tố cáo tiếp của công dân là đúng, là có cơ sở. Cũng nhiều trường hợp kết quả giải quyết tố cáo tiếp cho thấy vụ việc tố cáo tiếp của công dân là sai. Chẳng hạn, trong năm 2019, tại Hà Nội có 27/117 vụ việc tố cáo tiếp là sai, tại Hải Dương có 13/24 vụ việc tố cáo tiếp là sai, và con số này tại Lào Cai là 5/6 vụ việc. Một số trường hợp mặc dù đã được giải quyết đúng thẩm quyền, đúng pháp luật nhưng công dân vẫn cố tình tố cáo tiếp. Tuy nhiên, không ít các trường hợp tố cáo của công dân là có cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra, rà soát, xem xét lại.