Tố cáo người có hành vi cho vay nặng lãi. Trách nhiệm hình sự tội cho vay nặng lãi.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cho em hỏi là mẹ em có vay tiền của một người với số tiền là 30 triệu mà khoảng 2 tháng số tiền lãi lên khoảng 60 triệu theo luật sư em có thể viết đơn tố cáo người này được không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội cho vay lãi nặng như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Lãi suất cho vay cao nhất mà pháp luật cho phép theo quy định tại Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” là không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố với từng loại cho vay tương ứng.
Luật sư tư vấn tố cáo hành vi cho vay nặng lãi:1900.6568
Hiện nay, theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/năm. Như vậy, lãi suất cho vay không vượt quá 9% x 150% =13,5%/năm, lãi suất cho vay tối đa 1 tháng không vượt quá 13,5 : 12 = 1,125%/ tháng. Nếu cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật cho phép từ mười lần trở lêntứclàtừ 11,25%/tháng trở lên có tính chất chuyên bóc lột thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo thông tin bạn cung cấp, người cho mẹ bạn vay 30 triệu, số tiến lãi 2 tháng là 60 triệu, tương đương với tiền lãi là 100%/ngày, mức lãi suất này cao hơn lãi suất pháp luật cho phép nếu có tính chất chuyên bóc lột thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng lãi.
Để đảm bảo quyền lợi cho mẹ bạn, mẹ bạn làm đơn tố cáo tới
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn tố giác hành vi cho vay nặng lãi
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi có vay một số tiền của bà A và bà B với lãi suất cao. Thực tế số tiền mẹ tôi mượn bà A chỉ 20.000.000 đồng, và bà B 15.000.000 đồng. Sau khi trả lãi được hơn 2 năm, vì lãi suất qúa cao, 1.000.000 đồng thì lãi suất 20.000 đồng/ngày, nên mẹ tôi không có khả năng trả lãi. Sau đó bà A, Bà B lợi dụng mẹ tôi không hiểu biết, nên đã viết giấy vay nợ, với số tiền là 100.000.000 đồng và 80.000.000 đồng, số tiền đó là do bà A, bà B cộng dồn tiền lãi, nhưng trong giấy nhận nợ, không ghi rõ là tiền lãi bao nhiêu, tiền gốc bao nhiêu, chỉ ghi vỏn vẹn tổng số tiền, mẹ tôi vì thiếu hiểu biết nên đã ký vào. Xin hỏi, tôi phải là gì để giúp mẹ tôi ?
Luật sư tư vấn:
Điều 163 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:
Điều 163. Tội cho vay lãi nặng
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Hiện nay, mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng ( theo quy định Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng).
Thứ nhất, có thể thấy 1.000.000 đồng thì lãi suất 20.000 đồng/ngày tương đương 2%/ngày hay 60%/tháng. Mặc dù bạn không đưa ra thời điểm giao kết hợp đồng vay nhưng có thể thấy dù thời điểm nào thì với mức lãi suất như vậy thì đã vượt 10 lần mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định và hành vi của bà A và B đã cấu thành tội cho vay nặng lãi quy định tại Điều 163 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Thứ hai, để giúp mẹ bạn thì bạn hoàn toàn có thể gửi đơn hoặc đến trực tiếp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
2. Tội cho vay nặng lãi phải chịu hình phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Lãi suất cơ bản là lãi suất được quy định bởi ngân hàng Nhà nước và được các Ngân hàng tham chiếu để quy định lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Trong đó Pháp luật có quy định, lãi suất vay do các bên thỏa thuận với nhau nhưng không vươt quá 150% lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản hiện nay là 9%/năm.
Với các ngân hàng thì tình trạng vượt mức quy định so với lãi suất cơ bản là không thể xảy ra do có sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên hiện nay tình trạng “Tín dụng đen” còn tồn tại khá nhiều, nhiều cá nhân sau khi vay nặng lãi thì mất khả năng trả nợ và dẫn đến tình trạng bị các chủ nợ đe dọa tịch thu tài sản, thậm chí là đe dọa đến sự an toàn. Sau đây là trường hợp ví dụ cho tình trạng vay nặng lãi cần sự can thiệp của Pháp luật.
Theo quy định Điều 471, Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về lãi suất như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm. Do đó, nếu theo quy định tại Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” thì chỉ có thể áp dụng mức lãi suất cao nhất đối với khoản tiền bạn vay là: 9%/năm x 150% = 13,5%/năm. Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 :12 = 1,125%/tháng
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Cấu thành tội phạm theo đó phải thỏa mãn:
– Chủ thể: người có NLTNHS, đạt độ tuổi luật định
– Lỗi: cố ý
– Động cơ, mục đích: thu lợi từ khoản tiền lãi
– Hành vi cho vay lãi nặng: theo quy định trên thì có thể hiểu nếu lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng thì gọi là cho vay lãi nặng
Hành vi cho vay lãi nặng cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong hai dấu hiệu sau:
+ Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 05 lần trở lên, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. Đối chiếu với khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự về lãi suất thì nếu lãi suất cho vay gấp 05 lần lãi suất cơ bản do Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Nếu hành vi cho vay có tính chất tương trợ, giúp đỡ nhất thời hoặc do người đi vay mang ơn tự trả lãi thì hành vi cho vay không cấu thành tội phạm này.
Hình phạt
Khung cơ bản: thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khung tăng nặng: phạt tù từ sáu tháng đến ba năm nếu thu lợi bất chính lớn (khoản 2)
Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
3. Tư vấn về cách viết đơn tố cáo hành vi cho vay nặng lãi
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Dương Gia, em nhờ tư vấn như sau: em có vay 80.000.000 với lãi suất 7000/1 ngày/ 1 triệu nhưng em đưa lãi hết 24 tháng 18 ngày tổng cộng số tiền 931.394.000 vnđ, trong thời gian đưa lãi em không đưa lãi đủ, họ ép em ghi nhận số tiền 303.000.000vnđ và bắt em đóng lãi với số tiền mà em đã ghi nhận, em còn con nhỏ và vợ sắp sinh tài sản em đã bán hết, nay em nhờ Luật Dương Gia tư vấn cho em làm mẫu đơn gửi đến cơ quan đều tra cho em trả số tiền gốc 80.000.000 vnđ, theo em được tư vấn lãi suất 7000/1 ngày/1 triệu bị cho vào cho vay nặng lãi. Em xin chân thành cảm ơn Luật Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội cho vay nặng lãi như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Bạn vay tiền với lãi suất 7000đ/ngày/1 triệu, tức là 0,7%/ngày, tương đương với 21%/tháng.
Theo quy định của pháp luật dân sự, lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng (khoản 1 điều 476 “Bộ luật dân sự 2015”). Lãi suất cao nhất hiện nay là 9%/năm theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, mức lãi suất cho vay một năm không vượt quá 13,5%/năm, tức không vượt quá 1,125%/tháng.
Mức lãi suất bạn vay tiền là 21%/tháng, gấp 18,6 lần lãi suất cao pháp luật hiện nay cho phép. Như vậy, bên cho vay đã có hành vi cho vay nặng lãi. Trong trường hợp này, bạn có quyền làm đơn tố cáo, gửi tới
Nội dung đơn tố cáo gồm các nội dung sau:
– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
– Họ tên của người làm đơn tố cáo:
– Họ tên, chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo
– Người, có quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Thế nào là cho vay nặng lãi? Quy định về cho vay nặng lãi?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một vấn để muốn luật sư tư vấn: Cách đây 5 tháng tôi có vay trả góp của công ty tài chính Home Credit khoản vay là 20 triệu trong vòng 24 tháng. Trong hợp đồng có ghi là số tiền trả góp hàng tháng: 1.914.000 VNĐ, lãi suất (theo dư nợ giảm dần): 6.67% tháng. Tôi đã đóng lãi được 5 tháng nhưng vẫn chưa thấy lãi suất giảm, tôi lên hệ thống kiếm tra thì hệ thống báo tôi phải đóng 1.914.000VND trong vòng 24 tháng, tổng số tiền tôi phải đóng là 45.936.000VND. Liệu đây có phải vay trả góp không hay là vay nặng lãi. Tôi muốn nhờ luật sư xem và tư vấn giúp tôi. Tôi xin trân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” quy định lãi suất như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN, quy định lãi suất cơ bản là 9%/năm.
Như vậy, lãi suất do các bên có quyền thỏa thuận, tuy nhiên không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/năm.
Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 : 12 = 1,125%/tháng.
Bạn và phía bên cho vay thỏa thuận lãi suất 6.67%/tháng đã vượt quá mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép.
Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội cho vay lãi nặng như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Lãi suất vay của bạn hiện nay gấp lãi suất cao nhất mà hai bên có quyền thỏa thuận = 6.67% : 1,125% = 5.99 (lần)
Như vậy, với mức lãi suất là 6,67% thì chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cho vay nặng lãi. Bạn có quyền khởi kiện tới
5. Mức lãi suất như thế nào được xem là cho vay nặng lãi?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vay tiền ở ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) bằng hình thức tiến chấp, với lãi xuất là 24% năm. Vậy Ngân hàng VPBank có phải là cho vay nặng lãi không ? tôi có thể kiện ngân hàng này ra tòa không?
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Giữa bạn và ngân hàng đang thực hiện giao dịch dân sự về vay tài sản, theo đó các bên sẽ có hợp đồng vay tài sản với mức lãi suất do các bên thỏa thuận. Pháp luật dân sự đề cao mọi thỏa thuận của các bên, tuy nhiên các thỏa thuận không được trái luật, trái với các quy định của luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên.
Theo đó, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Theo đó, với mức lãi suất 24%/năm thì đã quá mức lãi suất cho phép quy định tại Điều 468
Luật sư tư vấn mức lãi suất như thế nào được xem là cho vay nặng lãi:1900.6568
Chỉ khi nào người cho vay tiền với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Để bảo đảm quyền lợi cho mình bạn có thể khởi kiện ra