Tố cáo công an phường vì xử phạt không lập biên bản. Thủ tục tố cáo hành vi vi phạm của công an.
Tố cáo công an phường vì xử phạt không lập biên bản. Thủ tục tố cáo hành vi vi phạm của công an.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em xin hỏi em bị công an phường bắt xe không đội mũ bảo hiểm và em không mang theo giấy phép lái xe xong công an phường đưa xe về phường giải guyết rồi em về mang giấy phép lái xe ra phường nộp phạt.em ko biết về lỗi nào và lỗi nào em có giấy phép lái xe và đang ký xe và các giấy tờ liên quan đẩy đủ nhưng công an phường phạt em 750.000đ nhưng lại không có biên bản nộp phạt gì cả nay em muốn tố cáo về trách nhiệm của các công chức nhà nước ạ.luật sư giải đáp cho em xin ý kiến với ạ. Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật tố cáo 2011 thì:
1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Do vậy, khi bạn có căn cứ cho rằng hành vi của công an phường trên là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có quyền làm đơn tố cáo. Trình tự, thủ tục tố cáo được quy định cụ thể như sau:
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Người tố cáo phải làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan. Đơn tố cáo phải có các nội dung cơ bản như: Tên cơ quan nhận đơn; họ tên, địa chỉ của người tố cáo; Họ tên, địa chỉ của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại (nếu có); Họ, tên, địa chỉ của người bị tố cáo; những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo giải quyết và các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tó cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Bước 2: Thụ lý để giải quyết
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải thụ lý đơn tố cáo trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đơn, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về thời điểm và các nội dung tố cáo được thụ lý. Nếu xét thấy, vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thông báo cho người tố cáo biết và hướng dẫn họ nộp đơn tố cáo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác.
Bước 3: Xác minh việc tố cáo
Trong quá trình tiến hành xác minh nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo cáo có quyền và nghĩa vụ sau:
– Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan tới nội dung tố cáo;
– Yêu cầu người tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi tố cáo;
– Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Bước 4: Kết luận về nội dung tố cáo
Quyết định về nội dung tố cáo; xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.
Sự tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết tố cáo đảm bảo cho người tố cáo thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình tố cáo, mặt khác giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc một cách khách quan, thận trọng hơn.
Như vậy, dựa vào những trình tự thủ tục trên, bạn làm đơn tố cáo cán bộ phường đã có hành vi trái pháp luật mà bạn đã trình bày.