Tố cáo bố vì có hành vi chửi bới, đánh đập mẹ. Có thể tố cáo nặc danh được không? Thủ tục tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
Tố cáo bố vì có hành vi chửi bới, đánh đập mẹ. Có thể tố cáo nặc danh được không? Thủ tục tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật Dương Gia, Tôi có ông bố thường xuyên chửi bới, dọa nạt, làm nhục, đánh đập mẹ tôi từ năm 1973 đến nay. Tôi đã phân tích, can giải nhiều lần xong ông ta không hề thay đổi. Ngoài ra ông ấy cũng hay gây sự, cãi nhau với hàng xóm láng giềng, vô cớ chửi bới, dọa nạt, đánh đập cháu trai ruột. Tôi không muốn tố cáo ông ấy trước pháp luật xong dường như không còn cách nào khác. Vậy xin được tư vấn từ quý vị hình thức tố cáo. Tôi nghĩ tôi sẽ tố cáo nặc danh. Xong chưa biết nên thế nào. Đồng thời mong quý vị cho biết hình phạt đối với tội danh như trên. Xin chân thành cảm ơn.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật tố cáo 2011;
– Luật hôn nhân gia đình 2014;
2. Luật sư tư vấn:
Theo Luật hôn nhân gia đình 2014 Điều 5, khoản 2 thì:
Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Như vậy, theo như thông tin được cung cấp, đối với hành vi thường xuyên chửi bới, dọa nạt, làm nhục, đánh đập mẹ bạn từ năm 1973 đến nay của bố bạn mặc dù nhiều lần bạn đã khuyên can nhưng không thay đổi . Ngoài ra, bạn còn trình bày ngưởi bố còn có hành vi đánh đập cháu trai ruột nên trong trường hợp này, người bố đã vi phạm điểm h khoản 2 Điều 5 nêu trên về hành vi bạo lực gia đình.
– Đối với hành vi xâm hại sức khỏe các thành viên trong gia đình:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
– Đối với hành vi lang mạ, xúc phạm nhân phẩm thành viên trong gia đình:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.
Do đó, đối với hành vi của bố bạn đối với mẹ và cháu trai ruột sẽ bị xử phạt hành chính và phải xin lỗi theo như quy định.
Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính về các hành vi ngược đãi, đánh đập các thành viên trong gia đình, theo trình bày củ bạn, người bố có thể bị xử phạt đối với hành vi thường xuyên gây gổ, chửi bới, cãi vã với hàng xóm gây mất trật tự công cộng, có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Đối với trường hợp này, khi việc khuyên ngăn, giảng giải đã không còn hữu hiệu và không làm cho người bố nhận thức được về hành vi sai trái của mình thì bạn nên làm đơn tố cáo lên cơ quan chính quyền để được giải quyết và cũng để đmả bảo an toàn cho gia đình và không làm ảnh hưởng đến những gia đình, hàn xóm xung quanh.
Điều 9 Luật tố cáo 2011 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo như sau:
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Vì vậy, khi làm đơn tố cáo, bạn phải ghi rọ họ tên, địa chỉ và trình bày sự việc một cách trung thực kèm theo các bằng chứng, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bạn hoàn toàn có quyền được yêu cầu giữ bí mật thông tin cá nhân của mình nên bạn hòa toàn không cần thiết phải làm đơn tố cáo nặc danh vì trong một số trường hợp các cơ quan thụ lý đơn sẽ không xem xét, giải quyết đối với những hồ sơ, đơn tố cáo không ghi rõ tên tuổi, địa chỉ..
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài: 1900.6568
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp tại cơ quan công an nơi bạn đang cứ trú và nơi sự việc xảy ra.
– Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
– Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.