Hiện nay, các doanh nghiệp xuất hiện tại nước ta ngày càng nhiều. Sự xuất hiện của doanh nghiệp đặt ra rất nhiều dấu hỏi xoay quanh đến nó. Một trong số đó là vấn đề liên quan đến tình trạng pháp lý. Vậy tình trạng pháp lý là gì? Các tình trạng pháp lý doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm tình trạng pháp lý và nội dung của tình trạng pháp lý:
- 2 2. Các tình trạng pháp lý doanh nghiệp:
- 2.1 2.1. Tạm ngừng kinh doanh:
- 2.2 2.2. Không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:
- 2.3 2.3. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế:
- 2.4 2.4. Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập:
- 2.5 2.5. Đang làm thủ tục phá sản:
- 2.6 2.6. Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại:
- 2.7 2.7. Đang hoạt động:
- 3 3. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp tại nước ta hiện nay:
1. Khái niệm tình trạng pháp lý và nội dung của tình trạng pháp lý:
Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp là một trong những nội dung thông tin về doanh nghiệp được cung cấp công khai, miễn phí tại Cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nó được xem là sự cập nhập của chủ doanh nghiệp lên hệ thống về tình trạng hoạt động pháp lý của doanh nghiệp mình.
Thông qua tình trạng pháp lý, cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức khác sẽ nắm bắt được một cách cụ thể và rõ ràng về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp đó. Từ đó, đưa ra phương thức đối trọng thương mại sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, cũng như bảo đảm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp mình.
Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp khi được cập nhập sẽ giúp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý hoạt động doanh nghiệp một cách ổn định và đạt hiệu quả cao; tránh những sai phạm không mong muốn có thể xảy ra.
Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp thể hiện trạng thái của doanh nghiệp đó. Nội dung của tình trạng pháp lý của doanh nghiệp phải thể hiện rõ trạng thái hoạt động của doanh nghiệp đó. Ví dụ nếu, doanh nghiệp không còn hoạt động, thì tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sẽ là “không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.
Thông qua nội dung tình trạng pháp lý, các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước sẽ nắm bắt được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trên hệ thống cổng thông tin đăng ký quốc gia. Tức cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức khác sẽ nắm bắt được một cách cụ thể và rõ ràng về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp đó. Từ đó, đưa ra phương thức đối trọng thương mại sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, cũng như bảo đảm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp mình.
Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp khi được cập nhập sẽ giúp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý hoạt động doanh nghiệp một cách ổn định và đạt hiệu quả cao; tránh những sai phạm không mong muốn có thể xảy ra, đồng thời, cung cấp thông tin cho các đối tác, chủ nợ, khách hàng của doanh nghiệp nắm bắt tình hình chủ động giải quyết công việc.
2. Các tình trạng pháp lý doanh nghiệp:
Theo quy định tại Điều 41, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hiện nay tại nước ta có 7 tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. 7 tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
2.1. Tạm ngừng kinh doanh:
Đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh. Theo đó, ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh theo thời hạn mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2.2. Không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:
Đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mà qua công tác kiểm tra, xác minh của Cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký. Thông tin về doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Cơ quan quản lý thuế cung cấp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc thay đổi, cập nhật, thời điểm chuyển tình trạng pháp lý và kết thúc tình trạng pháp lý do Cơ quan quản lý thuế quyết định. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sau khi nắm bắt được đầy đủ thông tin điều chỉnh sẽ thực hiện cập nhật nên cổng thông tin điện tử quốc gia.
2.3. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế:
Đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế” là ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế” là ngày Phòng Đăng ký kinh doanh khôi phục lại tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cơ sở văn bản đề nghị của Cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2.4. Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập:
Về nguyên tắc, đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã có nghị quyết, quyết định giải thể; doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;doanh nghiệp đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập và đang làm thủ tục quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được xem là thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập”.
2.5. Đang làm thủ tục phá sản:
Đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đang làm thủ tục phá sản” là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.6. Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại:
Đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý ; doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản; doanh nghiệp bị chấm dứt tồn tại do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.7. Đang hoạt động:
“Đang hoạt động” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, điều luật này đã quy định rất cụ thể và rõ ràng về tình trạng pháp lý doanh nghiệp. Thông qua quy định này, các cá nhân, tổ chức, Nhà nước sẽ nắm bắt được đầy đủ, rõ ràng về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia. Hơn tất cả, nó giúp công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp của Nhà nước đạt hiệu quả tối ưu nhất.
3. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp tại nước ta hiện nay:
Hiện nay, sự ra tăng số lượng các loại hình doanh nghiệp buộc Nhà nước ta phải đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động của chúng. Bởi lẽ, hoạt động doanh nghiệp không chỉ liên quan đến lợi ích thương mại của chủ đầu tư, mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng đến cơ cấu và hệ thống kinh tế của Việt Nam. Nếu không chịu sự chi phối và quản lý của Nhà nước và pháp luật, hoạt động doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ thương mại sẽ có chuyển biến tiêu cực, mang tính tự phát. Điều này sẽ gây rối trật tự thị trường thương mại chung.
Doanh nghiệp nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng và sâu sắc nhất trong cơ cấu hoạt động của mọi loại doanh nghiệp tại Việt Nam. Khi bắt đầu hoạt động, muốn được vận hành một cách hợp pháp, chủ doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước sẽ xem xét, điều tra, tìm hiểu xem doanh nghiệp đó có được phép hoạt động hay không. Nếu đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nhất định của pháp luật, Nhà nước sẽ cấp giấy phép hoạt động và ngược lại.
Hiện nay, cơ cấu thị trường hàng hóa của Việt Nam dần có những sự biến đổi nhất định. Sự biến đổi này vừa mang ý nghĩa tích cực, vừa mang giá trị tiêu cực. Nhìn nhận một cách khách quan, đa số các doanh nghiệp đều tuân thủ theo sự bảo lãnh, bảo hộ của pháp luật trong cơ cấu hoạt động. Song, cũng không có ít trường hợp làm trái với quy định của pháp luật. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều phối của Nhà nước đối với loại hình thương mại này.
Như vậy, có thể khẳng định, hiện nay, các doanh nghiệp tại nước ta hoạt động dưới khuôn khổ của pháp luật. Tuân thủ một cách đầy đủ các quy định mà Nhà nước đưa ra.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.