Thủ tục tái thẩm là thủ tục đặc biệt trong tố tụng, chính vì là thủ tục đặc biệt nêm tái thẩm chỉ được thực hiện khi có căn cứ nhất định theo quy định của pháp luật, một trong những căn cứ đó là “xuất hiện tình tiết mới”, vậy tình tiết mới là gì? Xác định tình tiết như thế nào? tác giả sẽ có sự phân tích dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Tình tiết mới là gì?
Tình tiết mới là tình tiết quan trọng, đã xuất hiện vào lúc
Tình tiết mới trong Tiếng anh là “New circumstances”.
2. Quy định về xác định tình tiết mới trong thủ tục tái thẩm trong tố tụng dân sự:
Trên thực tế, có nhiều trường hợp sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện được những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đổi với việc giải quyết vụ án nhưng lúc ra bản án, quyết định, các đương sự và Tòa án đã không thể biết được.
Do mới phát hiện được những tinh tiết của vụ án mà trước đó các đương sự và Tòa án đã không biết được làm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trở nên không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án, không đúng đắn. Đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật này vẫn cần phải được xét lại. Khi phát hiện được những tình tiết mới, người có thẩm quyền của Tòa án cấp trên, viện kiểm sát cấp trên có quyền kháng nghị yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp này được gọi là thủ tục tái thẩm.
Tái thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã cả hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị do mới phát hiện được tình tiết. quan trọng của vụ án mà Tòa án và các đương sự đà không biết dược khi Tòa án giải quyết vụ án. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục này là dựa trên cơ sở mới phát hiện được tinh tiết quan trọng của vụ ăn chứ không phải trên cơ sở phát hiện được sai làm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giai quyết vụ án.
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
– Chánh án
– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
– Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.
Khoản 1 Điêu 352 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1.Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;”
Khi xác định những tình tiết nào mới được phát hiện là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì phải xét tới các vấn đề sau:
– Tình tiết mới được phát hiện phải là tình tiết đã có vào lúc Tòa án giải quyết vụ án mà Tòa án và đương sự đã không thể biết được. Những tinh tiết mới phát sinh sau khi Tòa án giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, có chăng chi có thể là căn cứ để khởi kiện một vụ án khác.
– Tình tiết tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết trọng. liên quan đến vụ án, làm thay đổi hẳn nội dung vụ án, làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp, không có căn cứ. Đối với những tinh tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự. không có môi quan hệ nhân qui đối với quyết định của Tòa án tái thảm thi cũng không là cần cứ kháng nghị theo thủ tục tái thầm.
– Những tinh tiết mới được phát hiện làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thầm phải là những tinh tiết Tòa án muốn xác định được phải qua quá trình xét xử lại. Những tinh tiết đã có sản trong hồ sơ vụ án, Tòa án không đánh giả sư dụng hoặc những tinh tiết đã vào lúc Tòa án giải quyết vụ án nhưng do sai lầm nên Tòa án không phát hiện được, không yêu cầu đương sự cung cấp thì không được coi là tinh tiết mới.
3. Quy định về xác định tình tiết mới trong thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự:
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
Cũng như việc xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, việc xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm được quy định trong BLTTHS là một thủ tục đặc biệt nhằm kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
Khác với thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thấm chi được áp dụng nếu trong quá trình kiếm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực mà phát hiện ra những tình tiết mới. Những tình tiết mới này có thế làm thay đối cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó (Điều 397 BLTTHS năm 2015). Những tình tiết mới mà không làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì không thuộc trưởng hợp phải xét xử theo thủ tục tái thẩm.
Chỉ những tinh tiết mới được phát hiện có khả năng làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mới là điều kiện để xét xử theo thủ tục tái thẩm đổi với những ban án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đây chính là một trong những đặc điểm phân biệt giữa xét xử theo thủ tục giám đốc thảm và theo thủ tục tái thẩm. Như vậy, có thể hiểu rằng trong thủ tục tái thẩm Tòa án không có nhiệm vụ xét xư lại vụ án mà chi tiến hành kiểm tra, xem xét, đối chiều với những quy định của pháp luật xem bản án hoặc quyết định bị kháng nghị có căn cứ và hợp pháp không.
Khoản 2 Điều 398 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:
2. Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;”
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong trường hợp này là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm do không biết đã có kết luận không đúng. Nếu họ biết mà vẫn kết luận không đúng nhưng do cố ý dẫn đến việc ra bản án hoặc quyết định sai thì không phải căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
4. Quy định về xác định tình tiết mới trong thủ tục tái thẩm trong tố tụng trong tố tụng hành chính:
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
– Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.
Khoản 1 Điều 281 Luật tố tụng hành chính:
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tòa án, đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
Như vậy, mặc dù có sự khác nhau trong quy định nhưng các bộ luật tố tụng đều coi “tình tiết mới” là căn cứ để tái thẩm.
Thực tế cho thấy khá nhiều vụ án hành chính liên quan đến quyết định quản lí và sử dụng đất đai, các bên đương sự không dễ gì biết được quyết định của Ủy ban nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai mặc dù là quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lí đất đai nhưng đương sự không có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục chung mà phần lớn họ cho rằng đã là quyết định hành chính thì có quyền kiện đến Tòa án. Trong trường hợp này, việc giải thích văn bản pháp luật mới và ra văn bản hướng dẫn kịp thời là vô cùng cần thiết.