Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nhiều quý bạn đọc quan tâm đến tình hình an ninh quốc phòng của Việt Nam hiện nay. Vậy, hiện nay tình hình an ninh quốc phòng của Việt Nam hiện nay thế nào?
Mục lục bài viết
1. An ninh quốc phòng được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Quốc phòng năm 2018 thì Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, sức mạnh quân sự là đặc trưng.
Quốc phòng được hiểu là hoạt động tổ chức, thực hiện biện các biện pháp phòng vệ của quốc gia nhất định, nhằm bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ xâm lược từ các thế lực bên ngoài vào quốc gia. Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chính là cơ quan tối cao của nhà nước với chuyên trách về các vấn đề quốc phòng, giữ vai trò quan trọng nhất.
Ðối với Việt Nam, quốc phòng là hoạt động của cả nước, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, là công cuộc giữ nước của quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nhằm giữ vững hòa bình, ngăn chặn, răn đe và đẩy lùi các hoạt động chống phá của kẻ thù, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Do vậy, việc xây dựng và đấu tranh quốc phòng luôn mang đậm dấu ấn của cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới; thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa tính giai cấp-nhân dân-dân tộc; tập trung, thống nhất về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; phong phú về nội dung, linh hoạt, sáng tạo về hình thức và phương pháp;
Quốc phòng toàn dân trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, xây dựng nền quốc phòng của đất nước là quan điểm cơ bản của Ðảng, Nhà nước ta. Xác định đúng vị trí, vai trò quốc phòng phản ánh tầm nhìn chiến lược của Ðảng về sự cần thiết phải tiếp tục củng cố, tăng cường quốc phòng, đồng thời chỉ rõ mối quan hệ không thể tách rời giữa quốc phòng, an ninh, kinh tế, đối ngoại,…
Hiện nay, trong tình hình mới thì an ninh quốc phòng có nhiệm vụ cần thực hiện như sau:
Một là, phải xây dựng nền an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân chính quy, vững chắc, toàn diện mà không có bất kì một thế lực nào có thể đánh bại;
Hai là, Duy trì, thiết lập môi trường trật tự, kỷ cương cho toàn dân làm theo.
Ba là, Bảo vệ vững chắc: toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, quốc phòng nội bộ, an ninh chính trị, độc lập, văn hoá dân tộc và ổn định xã hội. Ổn định tư tưởng, đập tan các âm mưu, hoạt động phá hoại, Duy trì, thiết lập môi trường riêng có cho Đảng, chính quyền và người dân có điều kiện tốt nhằm mục đích hoạt động.
2. Tình hình an ninh quốc phòng của Việt Nam hiện nay thế nào?
Để tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của cách mạng Việt Nam. Đó là quan điểm nhất quán, được Đảng ta khẳng định sâu sắc và rõ nét trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia – dân tộc; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người”.
Đảng ta trong tiến trình lãnh đạo cách mạng để xác định đúng đắn nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cho phù hợp tình hình thực tiễn thì luôn căn cứ vào nhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kỳ. Đảng và Nhà nước nhằm hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng trong quản lý, điều hành đất nước, công tác quốc phòng an ninh được thực hiện tốt từ đó đã bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tập hợp được sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, giữ vững ổn định chính trị đã đưa ra và thông qua nhiều nghị quyết, luật, nghị định mới, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Trước tình hình thế giới, khu vực còn tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường, phức tạp. Nước ta đang đứng trước sự can thiệp từ bên ngoài kết hợp gây mất ổn định từ bên trong; lợi dụng, kích động vấn đề dân tộc, nhân quyền, tôn giáo, trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch với các âm mưu, thủ đoạn hết sức thâm độc, tinh vi như “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; tạo dựng lực lượng chống đối nhằm thủ tiêu chế độ, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng; nhằm chống phá ta trên các lĩnh vực. Trước tình hình này, để có thể ứng phó với tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm đúng đắn về xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, kinh tế kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, chiến lược bảo vệ Tổ quốc có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời và đặc biệt là công tác đối ngoại ngày càng được mở rộng, tạo điều kiện cho chăm lo xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh về mọi mặt, củng cố quốc phòng của quốc gia.
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối xác định rõ được những phương hướng cơ bản phát triển tiềm lực quân sự, quốc phòng của đất nước, từ đó có thể nâng cao sức chiến đấu của quân đội. Tiến hành công tác giáo dục quốc phòng, an ninh, công tác tư tưởng cho toàn dân nhằm nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của mỗi cá nhân người Việt Nam, của các chủ thể khác trong xã hội. Đồng thời Đảng lãnh đạo việc tổ chức hiện thực hoá quan điểm, đường lối ấy vào cuộc sống.
Trong những năm qua thực trạng công tác an ninh quốc phòng ở nước ta đã bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định trong việc: Củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tạo môi trường ổn định cho đất nước phát triển, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bước đầu, nhiều nội dung triển khai đạt kết quả tốt, đơn cử như: Giáo dục quốc phòng, kết hợp quốc phòng – an ninh với kinh tế – xã hội, xây dựng khu vực phòng thủ địa phương, Công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng đang từng bước được tiến hành và đi dần vào nề nếp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, sự nghiệp quốc phòng an ninh bảo vệ Tổ quốc của chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhận thức về quốc phòng an ninh bảo vệ Tổ quốc của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ. Một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thức một cách toàn diện và đầy đủ về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; chủ quan, mất cảnh giác, không nắm chắc tình hình ở cơ sở, không gắn bó với nhân dân.. Các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá cách mạng nước ta, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Vấn đề giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước đang đặt ra nhiều vấn đề mới phải giải quyết. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức; nhất là tình trạng quan liêu, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước. Thế trận quốc phòng toàn dân chưa được xây dựng vững chắc trên một số địa bàn.
3. Giải pháp tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới:
Để tiếp tục củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh bảo vệ Tổ quốc nhằm có thể đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng an ninh bảo vệ Tổ quốc:
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng an ninh chính là giải pháp có ý nghĩa quyết định để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, các ngành, mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ tăng cường quốc phòng an ninh:
Tiếp tục nâng cao, đổi mới tính thiết thực, chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao trách nhiệm, nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, đảng viên, các ngành, mọi cán bộ và nhân dân đối với nhiệm vụ tăng cường quốc phòng an ninh từ đó bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho toàn dân, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị và sinh viên, học sinh. Tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với nhiệm vụ quốc phòng an ninh từ đó bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, coi trọng phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo của các địa phương;
Thứ ba, Củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao:
Tổ chức, triển khai đồng bộ, thống nhất việc xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc.
Kết hợp chặt chẽ thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân. Tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân của đất nước, nhất là xây dựng tiềm lực chính trị-tinh thần, “thế trận lòng dân”.
Chuẩn bị chu đáo các phương án động viên nhân tài, vật lực cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh khi cần thiết.
Xây dựng kế hoạch bảo đảm quốc phòng an ninh thống nhất, đồng bộ từ thời bình, kịp thời điều chỉnh khi có chiến tranh. Sẵn sàng chuyển nền kinh tế sang thời chiến.
Nâng cao chất lượng xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc toàn diện,…
Thứ tư, Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phong toàn dân.
Chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chính là việc kết hợp phát triển kinh tế – xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng toàn dân. Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh phải được thể hiện ngay trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển trong từng lĩnh vực, từng vùng.
Tăng cường công tác bảo đảm an ninh kinh tế, đặc biệt là an ninh nguồn nước, an ninh tài chính – tiền tệ, an ninh môi trường, an ninh lương thực và an toàn thực phẩm.
Cần phải chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, dân tộc, tôn giáo tại các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, biên giới, hải đảo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các tầng lớp dân cư,….
Thứ năm, Xây dựng, phát triển nền công nghiệp QPAN hiện đại, lưỡng dụng
Cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển công nghiệp QPAN, trong đó có Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22-3-2018 của Bộ Chính trị về Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị định số 63/2020/NĐ-CP ngày 8-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công nghiệp an ninh, Văn bản số 25-TB/TW ngày 11-4-2017 của Bộ Chính trị về Đề án đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,…
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 01 tháng 02 năm 2021;
– Luật Quốc phòng năm 2018.