Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính rễ biến đổi. Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi nhưng cũng có những dư luận xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi.
Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính rễ biến đổi. Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi nhưng cũng có những dư luận xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững tương đối của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay các quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững.
Ví dụ: Từ ngàn đời nay, dân tộc ta luôn luôn biết ơn đến những vị anh hùng đã hi sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trải qua hàng nghìn năm, nhưng truyền thống đền ơn, đáp nghĩa các vị anh hùng, bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn được nhân dân ta nhớ đến, thể hiện truyền thống bền vững của dân tộc ta.
Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương diện:
Thứ nhất – biến đổi theo không gian và theo môi trường văn hóa: Sự phán xét, đánh giá của dưu luận xã hội về bất kì sự kiện, hiện tượng, hay quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc vào hệ thống các giá tri, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nền văn hóa của cộng đồng người. Với cùng sự việc, sự kiện xảy ra, dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét, đánh giá khác nhau.
Ví dụ: Tục lệ “cướp vợ” ở một số vùng dân tộc thiểu số đến nay vẫn còn tồn tại, đó là phong tục tập quán ngàn đời nay của người dân nơi đây. Thế nhưng dư luận xã hội lại không mấy sự đồng tình đối với tục lệ này.
Thứ hai – biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thể bị biến đổi ngay trong cùng nền văn hóa – xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội. Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng của các phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan giữa đối tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm theo nó. Mặt khác, xuất phát từ các phán xét, đánh giá bằng lời, dư luận xã hội có thể chuyển hóa thành các hành động mang tính tự phát hoặc có tổ chức để thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối của mình.
>>> Luật sư
Ví dụ: Trong hôn nhân gia đình thời phong kiến, người chồng có thể lấy vợ lẽ. Nhưng đến xã hội bây giờ, pháp luật chỉ quy định một vợ. một chồng và phải sống chung thủy với nhau, có như vậy mới tạo nên hạnh phúc gia đình và bình yên xã hội. Như vậy, sự biến đổi theo thời gian đã làm thay đổi cách nhìn nhận của dư luận xã hội, và cách thay đổi đó là theo hướng tích cực.
Dư luận xã hội về vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời (dư luận của đa số im lặng). Trong những xã hội thiếu dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới, chưa xảy ra, hiện thời chưa cấp bách.