Hiện nay, những thông tin sai lệch xuất hiện ngày càng nhiều. Những thông tin giả này không chỉ tác động, gây thiệt hại đối với cá nhân bị tung tin mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, gây rối trật tự công cộng. Vậy tin giả là gì? Đăng tin giả, tung tin giả bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tin giả là gì?
1.1. Khái niệm tin giả:
Tin giả được hiểu là những thông tin không đúng sự thật, tin rác. Những tin này được lan truyền trên mạng xã hội, các kênh thông tin đại chúng nhằm đánh lạc suy nghĩ của con người, khiến người dân hiểu sai về vấn đề bất kỳ. Những thông tin giả được viết và lan truyền thường hướng tới mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan; thực thể hoặc người; hoặc đạt được về mặt tài chính; hoặc chính trị. Hay nói cách khác, những thông tin giả này nhằm mục đích mang đến những hệ lụy tiêu cực cho cá nhân, tổ chức bằng nguồn tin mà nó mang tới. Với những thông tin giả này, người viết (người lan truyền tin) thường sử dụng lối viết giật gân, không trung thực; hoặc dùng các tiêu đề bịa đặt để tăng lượng độc giả.
1.2. Thực trạng vấn đề tin giả hiện nay:
Hiện nay, hoạt động tung tin giả diễn ra hết sức phổ biến. Những đối tượng tung tin giả lợi dụng sự phát triển của công nghệ số, khoa học hiện đại để đưa những thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội. Vô hình chung, những thông tin này được người dân tiếp nhận. Trong nhiều trường hợp, nó tác động vào nhận thức, tư duy của người dân, khiến người dân có những hiểu biết sai lệch về một số vấn đề.
Xã hội ngày càng phát triển. Các tin rác, tin giả trên các trang mạng xã hội xuất hiện ngày một tràn lan. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của các tin giả này?
Nguyên nhân của tin giả:
– Thứ nhất, do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế số. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và xu thế toàn cầu hóa đã đưa đến cho Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung những thay đổi tột bậc về lĩnh vực công nghệ thông tin. Mọi thứ dần được số hóa. Những trang mạng xã hội facebook, zalo, tiktok… ra đời khiến sự tiếp cận của con người với thế giới càng rộng, và những thông tin không kiểm duyệt đến với người dân ngày càng nhiều. Đặc biệt, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, có xu hướng lạm dụng các trang mạng xã hội này. Họ coi các trang mạng xã hội này là một thế giới riêng, nơi họ có thể chia sẻ mọi trạng thái cảm xúc trong đời sống thường nhật. Thời gian dành cho các trang mạng này rất lớn. Thậm chí, có những cá nhân, sử dụng các trang mạng này để làm việc. Do đó, những thông tin mà họ tiếp nhận trong một ngày từ các trang thông tin này là vô cùng lớn. Thông tin thật cũng có, và thông tin giả cũng có.
– Thứ hai, do sự đơn giản, “dễ dãi” của các cá nhân khi tiếp cận một thông tin bất kỳ. Đứng trước một thông tin trên mạng xã hội, rất ít cá nhân có xu hướng xác định xem thông tin đó là đúng hay sai, mà coi nó là một lẽ đúng đang thực sự diễn ra và tồn tại trong cuộc sống. Hay nói cách khác, họ không có kỹ năng chắt lọc thông tin; tin vào mọi điều mà mình đọc, nghe được. Thực tế, rất nhiều cá nhân chỉ đọc và phán xét về nội dung thông tin mà mình đọc được, phán xét con người trong những mẩu tin đó, rất ít người phân tích để đưa ra nhận định thông tin mà họ nhận được là thật hay giả. Chính vì điều này, các thông tin giả mới có cơ hội tồn tại, phát triển tràn lan trên thị trường.
– Thứ ba, do công tác quản lý trật tự an ninh mạng, quản lý các nguồn tin chưa thực sự được chặt chẽ. Hiện nay, các thông tin giả, tin rác xuất hiện phổ biến trên thị trường mạng. Lướt các trang mạng xã hội, đâu đâu cũng có thông tin giả, thông tin sai sự thật. Câu hỏi được đặt ra, là nếu cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện quản lý chặt chẽ an ninh mạng, thì những thông tin đó liệu có cơ hội phát tán và lan rộng. Chính khâu quản lý không chặt chẽ của cơ quan chức năng có thẩm quyền trong vấn đề an ninh mạng khiến tin giả, tin rác, các nguồn tin không đúng sự thật xuất hiện ngày càng nhiều.
Tác hại của tin giả:
– Đối với các cá nhân tiếp nhận thông tin:
Tin giả là những thông tin rác, không đúng sự thật. Việc các thông tin giả xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến khối lượng nguồn tin sai lệch mà người dân tiếp cận ngày càng nhiều. Nếu không có sự tìm hiểu, chắt lọc thông tin, người dân sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy và nhận thức. Khi đã hiểu sai về một vấn đề, những vấn đề sai sau này sẽ tiếp tục tiếp diễn. Khi các thông tin giả xuất hiện nhiều, nó còn ảnh hưởng đến đời sống của các cá nhân. Cá nhân sẽ trở nên khó khăn trong việc phân biệt đúng sai; đưa ra cho bản thân những lựa chọn trong các trường hợp nhất định.
– Đối với trật tự an toàn xã hội:
Tin giả xuất hiện tràn lan trên thị trường sẽ gây rối trật tự an toàn xã hội. Thật giả lẫn lộn, khiến những cá nhân, tổ chức bị tung tin giả ảnh hưởng về cuộc sống. Họ bị mọi người hiểu lầm, tốn công sức, thời gian để biện minh cho những sự thật không đúng về mình. Cá nhận tiếp nhận thông tin sai lệch sẽ có những định hướng không đúng về tư duy, nhận thức. Điều này khiến trật tự xã hội trở nên bất ổn.
2. Xử phạt vi phạm hành chính khi đăng tin giả, tung tin giả:
Như đã phân tích ở trên, sự phát triển và gia tăng số lượng thông tin giả gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cá nhân, tổ chức và cả nhà nước. Vì vậy, đối với hành vi đăng tin giả, tung tin giả, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể để xử lý các hành vi này.
– Đối với việc tung tin giả, đăng tin giả mà thiệt hại nó mang đến chưa thực sự nặng nề và nghiêm trọng, thì cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của luật. Cụ thể như sau:
+ Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 64
+ Căn cứ theo Điểm g Khoản 3 Điều 66
Những quy định về hình thức xử phạt của Nhà nước với mục đích chính là răn đe, để các cá nhân, tổ chức biết việc mình đăng, tung thông tin giả là vi phạm pháp luật và hoàn toàn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật, lần sau không có sự tái diễn hành vi.
– Có rất nhiều trường hợp, thông tin giả được tung ra nhằm mục đích bôi xấu, hạ nhục uy tín, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức. Hành vi này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự của các cá nhân bị tung tin giả.
Ví dụ: Nguyễn Thị B và Nguyễn Thị K làm cùng công ty. Hai người từng là bạn đại học của nhau. Từ lúc học chung lớp đại học, hai người đã xảy ra mâu thuẫn, khúc mắc, nên việc làm cùng công ty với nhau khiến cả hai đều không thoải mái. Trong công việc, chị K rất được cấp trên trọng dụng, thường xuyên được giao cho những công việc quan trọng. Có thông tin nói chị K chuẩn bị được đề bạt lên chức trưởng phòng. Biết được thông tin này, chị B vô cùng tức tối. Chị cho rằng do chị K lợi dụng quan hệ bất chính với cấp trên nên mới được ưu ái và đạt được thành công trong công việc như vậy. Do đó, chị đã lên trang nhóm riêng của công tý, đăng thông tin chị K và cấp trên có quan hệ bất chính. Chị K lợi dụng quan hệ đó để được giao những công việc quan trọng, thăng quan tiến chức. Thông tin này khiến mọi người trong công tin có những cái nhìn sai lệch về chị K và cấp trên, khiến chị bị ảnh hưởng nặng nề về uy tín, danh dự. Thậm chí, gia đình chị xảy ra lục đục do chồng chị biết được thông tin này. Trong trường hợp thông tin giả được tung ra mang đến những hệ quả nghiêm trọng cho uy tín, danh dự và nhân phẩm của cá nhân như trên, người tung tin giả hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, theo đó, chủ thể vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
3. Xử lý hình sự khi đăng tin giả, tung tin giả:
Trong trường hợp người đăng tải bài viết, hình ảnh sai sự thật đó nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống theo quy định tại Điều 156