Tiêu chuẩn và điều kiện làm kế toán trưởng trong công ty cổ phần. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán.
Tiêu chuẩn và điều kiện làm kế toán trưởng trong công ty cổ phần. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán.
Tóm tắt câu hỏi:
Theo
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Trước tiên, để được làm kế toán trưởng thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 50 Luật kế toán 2003:
“1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm
bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.“
Đồng thời ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chung của người kế toán theo quy định trên và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán tại Điều 51 Luật kế toán 2003, thì kế toán trưởng phải đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn riêng tại Điều 53 Luật kế toán 2003 như sau:
“1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
3. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.”
Theo quy định trên, người muốn làm kế toán trưởng thì phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về kế toán là ba năm đối với trung cấp, hai năm đối với trình độ đại học trở lên.
Tuy nhiên không phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên là có thể làm kế toán trưởng ở bất kỳ đơn vị nào, đây chỉ là quy định chung. Đối với mỗi đơn vị kế toán thì tiêu chuẩn, điều kiện để làm kế toán trưởng sẽ được quy định cụ thể tại Điều 38 Nghị định 129/2004/NĐ-CP.
“Căn cứ Điều 53 của Luật Kế toán, tiêu chuẩn và điều kiện chuyên môn của kế toán trưởng được quy định như sau:
1. Người được bố trí làm kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:
a) Kế toán trưởng của đơn vị kế toán quy định tại điểm a, b, c, e khoản 1 Điều 2 của Nghị định này phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm. Trường hợp có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ cao đẳng thì thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm;
b) Kế toán trưởng của đơn vị kế toán quy định tại điểm d, đ, g, i khoản 1 Điều 2 của Nghị định này phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm;
>>> Luật sư tư vấn điều kiện đảm nhiệm chức vụ kế toán trưởng: 1900.6568
c) Kế toán trưởng của đơn vị kế toán có các đơn vị kế toán trực thuộc và kế toán trưởng Tổng công ty nhà nước phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là năm năm.
2. Người được bố trí làm kế toán trưởng phải có các điều kiện sau đây:
a) Không thuộc các đối tượng không được làm kế toán quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán;
b) Đã qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính.”
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 129/2004/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng gồm có:
– Doanh nghiệp nhà nước;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Công ty cổ phần;
– Công ty hợp danh;
– Doanh nghiệp tư nhân;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– Chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
– Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
– Hợp tác xã;
– Hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác.
Theo như bạn trình bày, công ty bạn là công ty cổ phần. Theo quy định tại Điểm a) Khoản 1 Điều 38 Nghị định 129/2004/NĐ-CP thì kế toán trưởng phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm. Trường hợp có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ cao đẳng thì thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm.
Như vậy, pháp luật chỉ quy định người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ từ cao đẳng trở lên mới được làm kế toán trưởng của công ty cổ phần. Nếu bạn có chuyên môn, nghiệp vụ kế toán là trình độ trung cấp thì không đủ điều kiện để làm kế toán trưởng trong trường hợp này.