Trong hoạt động điều tra hình sự, thì chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra vụ án hình sự đó chính là các Điều tra viên. Để thực hiện tốt các điều nhiệm vụ điều tra thì các Điều tra viên phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định theo quy định của pháp luật. Vậy tiêu chuẩn để trở thành Điều tra viên là gì?
Mục lục bài viết
1. Điều tra viên và vị trí của Điều tra viên trong tố tụng hình sự:
Nhiệm vụ của cơ quan điều tra vô cùng quan trọng và nặng nề. Những nhiệm vụ của cơ quan điều tra được thực hiện thông qua những người tiến hành tố tụng trong cơ quan điều tra là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên, trong đó Điều tra viên giữ vai trò quan trọng, chủ yếu tiến hành các hoạt động điều tra.
Khái niệm điều tra viên được thể hiện thông qua nhiều văn bản khác nhau, tuy nhiên, qua các khái niệm thì đều có thể rút ra một số đặc điểm chung về khái niệm Điều tra viên, đó là: Điều tra viên là chức danh tư pháp, là người tiến hành tố tụng trong cơ quan điều tra, có các tiêu chuẩn và điều kiện nhất định do pháp luật quy định và được người có thẩm quyền bổ nhiệm. Và Điều tra viên được tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra; đồng thời khi tiến hành điều tra Điều tra viên có các quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về các hoạt động của mình.
Tổng kết lại, thì Điều tra viên được hiểu là người tiến hành tố tụng trong cơ quan điều tra, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật, được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm và được thủ trưởng cơ quan điều tra phân công thụ lý vụ án, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về các hoạt động của mình.
Ở nước ta, Cơ quan điều tra có chức năng điều tra làm rõ tội phạm và là chủ thể tiến hành tố tụng hình sự chủ chốt trong giai đoạn khởi tố vụ án và giai đoạn điều tra, các chức năng truy tố, xét xử thuộc về Viện kiểm sát và
Khi được giao tiến hành hoạt động điều tra, Điều tra viên có các quyền hạn và trách nhiệm độc lập để thực hiện nhiệm vụ. Điều tra viên có vị trí đầy đủ của người tiến hành tố tụng tương ứng với vị trí tố tụng của Kiểm sát viên, Thẩm phán trong các cơ quan Viện kiểm sát,
2. Sự quan trọng của việc quy định tiêu chuẩn của Điều tra viên:
Như ở trên đã khẳng định, Điều tra viên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Dưới đây sẽ phân tích về sự cần thiết quy định tiêu chuẩn của Điều tra viên trong quy định pháp luật đối với thực tiễn.
Theo quy trình điều tra một vụ án hình sự, sau khi nhận được tin báo, tố giác về tội phạm, Điều tra viên được phân công có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm nhằm xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm làm cơ sở cho việc đề xuất với Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hay không.
Sau khi được phân công điều tra vụ án, Điều tra viên phải tiến hành ngay các biện pháp cấp bách nhằm kịp thời thu thập chứng cứ, sau đó lập kế hoạch điều tra vụ án. Kế hoạch điều tra được xây dựng trên cơ sở các tình huống điều tra và các giả thiết được xây dựng xuất phát từ tình huống điều tra đó. Công tác điều tra sẽ nhanh chóng và hiệu quả nếu điều tra viên đưa ra được kế hoạch điều tra đúng đắn, sát với yêu cầu thực tế về vụ án. Sau khi lập kế hoạch điều tra vụ án, Điều tra viên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch, trực tiếp áp dụng các biện pháp điều tra theo quy định để thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm và người tội phạm. Đây là giai đoạn khó khăn, phức tạp nhất, thể hiện rõ vai trò, bản lĩnh cũng như trình độ nghiệp vụ của Điều tra viên. Nhiệm vụ trung tâm lúc này của Điều tra viên là phải tái tạo lại sự việc phạm tội đã xảy ra trong quá khứ, căn cứ vào dấu vết, tài liệu, chứng cứ thu thập được.
Trong quá trình này, Điều tra viên không những chỉ huy động tối đa khả năng trí tuệ định hướng hoạt động của mình để thu thập dấu vết, tin tức, tài liệu, chứng cứ của vụ án đồng thời phải tư duy, phân tích tìm ra chân lý, sự thật của vụ án hình sự. Điều tra viên phải đặt ra các giả thiết, tìm ra lời giải, thu thập chứng cứ và xem xét đánh giá, chắp nối các sự kiện sao cho tái hiện lại việc phạm tội đã xảy ra trong quá khứ được chính xác nhất. Để làm được điều đó, Điều tra viên phải có khả năng tư duy, xét đoán sự việc một cách sắc sảo, logic; có kiến thức xã hội và pháp luật sâu sắn; có phẩm chất chính trị và đạo đức; có trình độ nghiệp vụ điều tra và trinh sát vững vàng.
Nếu vụ án hình sự do một Điều tra viên thụ lý thì để hoàn thành nhiệm vụ Điều tra viên phải dám tự hành động độc lập và dám chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của chính mình, hoặc dù trong trường hợp điều tra theo một đội thì phẩm chất cá nhân, khả năng độc lập hành động của Điều tra viên vẫn là thế mạnh và là điều kiện không thể thiếu để điều tra viên hoàn thành nhiệm vụ. Trong việc thực hiện từng hoạt động điều tra cụ thể cũng đòi hỏi đầu óc sáng tạo và bản lĩnh nghiệp vụ của Điều tra viên.
Trong quá trình điều tra, Điều tra viên phải luôn chú ý đánh giá chứng cứ đã thu thập được để xác định những vấn đề của vụ án đã được chứng minh và những vấn đề chưa đủ chứng cứ để bổ sung, sửa đổi kế hoạch điều tra và tiếp tục tổ chức thực hiện. Khi hệ thống chứng cứ thu thập được đã đủ để chứng minh những vấn đề cần chứng minh thì kế hoạch điều tra mới được coi là kết thúc và việc chứng minh có thể coi là đã xong.
Trong trường hợp quá trình điều tra đã đi đến chứng minh một cách có căn cứ các tình tiết khẳng định rõ ràng hành vi xảy ra mang đầy đủ những dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự và người đã thực hiện tội phạm đó phải chịu trách nhiệm hình sự thì Điều tra viên viết kết luận điều tra vụ án, đề nghị truy tố để thông qua Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Từ những phân tích trên đây thì có thể thấy vai trò của Điều tra viên trong hoạt động điều tra là vô cùng quan trọng. Kết quả của hoạt động điều tra của Điều tra viên ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án. Do đó, mà Điều tra viên phải đáp ứng các điều kiện về năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm làm việc.
3. Quy định về tiêu chuẩn để trở thành Điều tra viên:
Tại Điều 46
“Điều 46. Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.’
Trên đây là năm điều kiện tiên quyết nhất để một cá nhân có thể được trở thành điều tra viên. Các tiêu chuẩn này được xây dựng trên các yếu tố năng lực, phẩm chất, trình độ, sức khỏe. Một cá nhân phải hội tụ của năm yếu tố này thì mới có cơ hội để trở thành điều tra viên. Bên cạnh đó, thì tại các cơ quan điều tra còn quy định về điều kiện cụ thể hơn để trở thành Điều tra viên trong các cơ quan đó. Như tại cơ quan điều tra thuộc Quân đội nhân dân thì cá nhân để trở thành Điều tra viên trước tiên phải là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ. Hay trong cơ quan điều tra thuộc Viện Kiểm sát nhân dân, thì cá nhân phải là công chức đang công tác tại cơ quan điều tra, và ngoài đáp ứng các điều kiện trên thì còn phải đáp ứng điều kiện về kinh nghiệm là có thời gian làm công tác pháp luật từ 01 năm trở lên.