Kiểm soát viên thị trường là gì? Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm soát viên thị trường?
Hiện nay, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì ngạch công chức Quản lý thị trường bao gồm: Kiểm soát viên cao cấp thị trường, Kiểm soát viên chính thị trường, Kiểm soát viên thị trường, Kiểm soát viên trung cấp thị trường. Đối với mỗi ngạch công chức khác nhau thì sẽ có tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau. Vậy đối với chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm soát viên thị trường là gì? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 09/2018/TT-BCT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành;
–
– Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1. Kiểm soát viên thị trường là gì?
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 09/2018/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 09/07/2018) quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thì:
Kiểm soát viên thị trường được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là công chức chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Quản lý thị trường, giúp Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường các cấp thực hiện công tác tham mưu, quản lý; Kiểm soát viên thị trường trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hoặc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường được phân công.
Bên cạnh khái niệm về kiểm soát viên thì trường thì mã số ngạch công chức quản lý thị trường mới cũng được Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành tại Thông tư số 09/2018/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức Quản lý thị trường. Theo đó, mã số ngạch công chức quản lý thị trường bao gồm:
– Mã số ngạch công chức của Kiểm soát viên cao cấp thị trường, mã số ngạch 21.187.
– Mã số ngạch công chức của Kiểm soát viên chính thị trường, mã số ngạch 21.188.
– Mã số ngạch công chức của Kiểm soát viên thị trường, mã số ngạch 21.189.
– Mã số ngạch công chức của Kiểm soát viên trung cấp thị trường, mã số ngạch 21.190.
Như vậy, nhằm mục đích để quản lý kiểm soát viên thị trường ở những ngạch khác nhau thì sẽ được quy định bằng mã ngạch khác nhau. Cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để nhận biết xem kiểm soát viên thì trường đó là kiểm soát viên thì trường cao cấp, Kiểm soát viên chính, kiểm soát viên trung cấp thị trường hay Kiểm soát viên thì trường và dựa vào đó để tính lương và xác định quyền và nghĩa vụ của kiểm soát viên theo như quy định của Thông tư này. Bên cạnh đó, các cơ quan đơn vị khác có liên quan dựa vào mã ngạch để nhận biết chức doanh, tính lương hay giao nhiệm vụ, công việc cho các kiểm soát viên ở các mã ngạch khác nhau. Bởi vì đối với mỗi ngạch khác nhau thì sẽ có những chế độ đãi ngộ và nhiệm vụ công việc cũng được quy định là khác nhau.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm soát viên thị trường
2.1. Nhiệm vụ của Kiểm soát viên thị trường
– Nhiệm vụ của Kiểm soát viên thì trường là xây dựng kế hoạch, quy hoạch và các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý thị trường; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế;
– Ngoài ra Kiểm soát viên thì trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; phối hợp với các đồng nghiệp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị với cấp có thẩm quyền các biện pháp hành chính để phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm; chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định xử lý và kiến nghị của mình;
– Kiểm soát viên thì trường thực hiện việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo kịp thời việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định;
– Không những thế mà Kiểm soát viên thì trường còn nghiên cứu, xây dựng và kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật và các biện pháp hành chính nhằm tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo việc tuân thủ theo pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Như vậy, Nhằm mục đích giúp kiểm soát viên thị trường hiểu rõ về các quy định của pháp luật trong quá trình quy định về nhiệm vụ của kiểm soát viên thì trường như thế nào, từ đó, kiểm soát viên thì trường biết được những công việc mà mình cần phải thực hiện khi trở thành kiểm soát viên thì trường. Có thể thấy, những nhiệm vụ cơ bản của kiểm soát viên thị trường như: xây dựng kế hoạch, quy hoạch và các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý thị trường, theo dõi, tổng hợp, báo cáo kịp thời việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát, những nhiệm vụ này có thể giúp hiểu rõ hơn về kiểm soát viên thị trường.
2.2. Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm soát viên thị trường
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
– Nắm được đường lối, chủ trương chính sách chung; nắm vững phương hướng, chủ trương, chính sách về quản lý thị trường và các lĩnh vực liên quan;
– Nắm vững các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật của quản lý thị trường và lĩnh vực liên quan;
– Nắm vững các mục tiêu, đối tượng quản lý, các hệ thống nguyên tắc, cơ chế quản lý thị trường và những hệ thống có liên quan;
– Biết xây dựng phương án, kế hoạch, các thể loại văn bản hành chính, thông thạo ghi chép ấn chỉ quản lý thị trường và thủ tục hành chính nhà nước;
– Am hiểu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, đời sống xung quanh trên địa bàn được phân công và xu thế phát triển công tác quản lý thị trường trong nước;
– Có khả năng tổng hợp, hướng dẫn, triển khai công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, tổ chức phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan và khả năng tổ chức làm việc độc lập;
– Công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên thị trường phải có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên trung cấp thị trường hoặc tương đương tối thiểu 3 năm (36 tháng).
Trên cơ sở quy định nêu ra ở trên thì đối với công chức dự thi nâng ngạch Kiểm soát viên chính thị trường thì trong thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng ít nhất một văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể như sau:
Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo hoặc Tổ soạn thảo, Tổ biên tập văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo hoặc Tổ biên tập thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia xây dựng của người có thẩm quyền.
Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo hoặc Tổ giúp việc, Tổ biên tập, Tổ biên soạn đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt; Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch Kiểm soát viên chính thị trường phải có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường tối thiểu là 01 năm (đủ 12 tháng).
Như vậy, sự ra đời của Thông tư 09/2018/TT-BCT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức Quản lý thị trường đã giải đáp được hầu hết các vướng mắc trước đó về các quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức Quản lý thị trường mà cụ thể trong bài viết này là kiểm soát viên thị trường. Trong thông tư này đã quy định rất rõ ràng và cụ thể về nhiệm vụ của kiểm soát viên thì trường chính điều này đã giúp cho kiểm soát viên biết được nhiệm vụ của mình khi trở thành một kiểm soát viên, và đây cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp trên dựa vào đó để quản lý, giám sát, đôn đốc công việc.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!