Kiểm sát viên là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm sát viên? Tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên theo quy định?
Trong giai đoạn hiện nay, ta thấy được rằng, kiểm sát viên là một vị trí trọng yếu trong Viện kiểm sát nhân dân. Chức vụ kiểm sát viên có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Kiểm sát viên theo quy định của pháp luật hiện hành cũng chính là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để có thể thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Chắc hẳn có rất nhiều vấn đề liên quan đến kiểm sát viên được các chủ thể quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên.
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Kiểm sát viên là gì?
Kiểm sát viên được hiểu cơ bản chính là người làm việc trong Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ được cơ quan tư pháp giao cho nhiệm vụ buộc tội những bị cáo vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự xét xử trong các phiên tòa.
Kiểm sát viên cũng sẽ có quyền ra các lệnh như bắt giữ, truy tố đối với các tội phạm và kiểm sát viên cũng sẽ được tham gia điều tra. Bởi vậy khi kiểm sát viên nghi ngờ một kết quả điều tra của bản án nào không hợp lý thì kiểm sát viên sẽ có thể điều tra lại từ đầu đối với trường hợp kết luận của cơ quan điều tra và bản án của Tòa bị hủy.
Mục tiêu của kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân chính là bảo vệ và hạn chế được những sai phạm xảy ra trong quá trình xét xử và các bản án oan sai.
Các chủ thể là những kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để nhằm mục địc có thể thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm sát viên:
Kiểm sát viên như chúng ta đã biết chính là một trong số những chức danh vô cùng quan trọng trong Viện kiểm sát nhân dân. Các kiểm sát viên mang trong mình trách nhiệm cao cả nên các chủ thể là kiểm sát viên cần phải có những đặc thù công việc riêng. Pháp luật đã ban hành quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát viên nhân dân.
– Nhiệm vụ và quyền hạn chung của kiểm sát viên:
+ Kiểm sát viên có trách nhiệm sẽ phải thực hiện nhiệm vụ quyền công tố và các hoạt động tư pháp do viện trưởng phân công. Kiểm sát viên đều chịu trách nhiệm trước viện trưởng bất kỳ chuyện gì xảy ra.
+ Kiểm sát viên sẽ tiến hành nhiệm vụ đều phải theo hướng chỉ đạo của viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình và cấp cao.
+ Kiểm sát viên khi được giao nhiệm vụ trái với pháp luật thì kiểm sát viên được phép không thực hiện và tiến hành báo cáo với cấp trên cao hơn để theo dõi và xử lý.
+ Kiểm sát viên phải thật tỉnh táo và công mong từ chối tố tụng hoặc thay đổi luật tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của từng chủ thể là kiểm sát viên nhân dân:
+ Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành kiểm sát khởi tố và kiểm sát mọi hoạt động điều tra lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra.
+ Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn đưa ra yêu cầu điều tra đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
+ Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn triệu tập hỏi cung đối với các bị can và người làm chứng, người bị hại những người liên quan đến vụ án.
+ Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện quyền tạm giam hay tạm giữ và bắt người.
+ Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn đọc cáo trạng và quyết định của Viện kiểm sát trong phiên tòa và đưa ra quan điểm những ý kiến đóng góp.
+ Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát quá trình xét xử.
+ Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát quá trình thi hành và quyết định cuối cùng của Viện kiểm sát.
+ Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện công việc theo sự phân công của Viện trưởng kiểm sát.
Mỗi một kiểm sát viên theo quy định pháp luật sẽ đều đảm bảo có năng lực và kiểm sát viên sẽ phải chịu mọi trách nhiệm phát ngôn và thông tin do chính bản thân đưa ra trước Viện kiểm sát.
Việc quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các chủ thể là kiểm sát viên rất cần thiết và có những ý nghĩa quan trọng trên thực tế.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên theo quy định:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên nhân dân được quy định cụ thể trong
– Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên:
+ Kiểm sát viên phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Kiểm sát viên phải có trình độ cử nhân luật trở lên.
+ Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
+ Kiểm sát viên phải có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014.
+ Kiểm sát viên phải có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Ngạch Kiểm sát viên:
+ Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân bao gồm có: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên cao cấp; Kiểm sát viên trung cấp; Kiểm sát viên sơ cấp.
+ Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
– Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp:
Đối với chủ thể là người có đủ tiêu chuẩn quy định và có đủ các điều kiện sau đây thì sẽ có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự:
+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên.
+ Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
– Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp:
Người có đủ tiêu chuẩn quy định và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự:
+ Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm.
+ Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
+ Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp.
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.
– Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp:
Người có đủ tiêu chuẩn quy định và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự:
+ Người đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân.
+ Người có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân.
+ Người có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân.
– Người đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân.
– Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Người có đủ tiêu chuẩn theo quy định và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
+ Chủ thể phải đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm là một trong số các điều kiện để có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Chủ thể phải có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một trong số các điều kiện để có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Chủ thể phải có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là một trong số các điều kiện để có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, ta nhận thấy pháp luật quy định khá cụ thể về tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên nhân dân. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý và có những vai trò và ý nghĩa quan trọng.