Tiêu chí áp dụng Án lệ? Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng Án lệ?
Hiện nay đối với công tác xét xử thì án lệ là vấn đề đang rất được quan tâm và nó đóng vai trò quan trọng trong một số trường hợp cụ thể. Bởi hiện nây Luật thành văn có một số trường hợp không có hướng dẫn cụ thể đó là một hạn chế trong quy định của pháp luật. Vậy để hiểu thêm về Tiêu chí, quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng Án lệ được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn công bố và áp dụng án lệ hội dồng thẩm phán
Luật sư
1. Tiêu chí áp dụng án lệ
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được biết án lệ đã được sử dụng ở Việt Nam, xin cho tôi hỏi là có tiêu chi nào để lựa chọn án lệ không?
Luật sư tư vấn:
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Căn cứ theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn công bố và áp dụng án lệ hội dồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quy định:
” Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ
Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
2. Có tính chuẩn mực;
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.”
Căn cứ dựa trên quy định này có thể thấy rằng pháp luật quy định các tiêu chí áp dụng án lệ mà cơ quan có thâm quyền áp dụng phải tuân thủ theo. Hiện nay giữa các nước trên thế giới có sự khác nhau về văn hóa, xã hội, truyền thống pháp lý giữa các quốc gia mà án lệ của mỗi quốc gia cũng sẽ mang những đặc trưng riêng. Có thể thấy những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành đã xây dựng và khái quát được một số tiêu chí giúp xác định được những bản án có thể trở thành án lệ và nó đóng vai trò trong việc xây dựng bản án mẫu để phục vụ cho công tác xét xử khi cần thiết.
Theo quy định này thì án lệ chỉ được áp dụng khi đáp ứng các tiêu chí như: chưa đựng các lập luận rõ ràng, có tính chuẩn mực và có giá trị hường dẫn áp dụng thống nhất.
2. Quy trình lựa chọn công bố và áp dụng Án lệ
2.1. Quy trình lựa chọn án lệ
Bước 1: Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí lựa chọn án lệ cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ.
Các Tòa án có trách nhiệm tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí lựa chọn án lệ và gửi cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ.
Bước 2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ
Bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao để các Tòa án, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, cá nhân, cơ quan, tổ chức quan tâm tham gia ý kiến trong thời hạn 30 ngày. Đối với các trường hợp bản án, quyết định do Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất hoặc được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì việc lấy ý kiến là không bắt buộc.
Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến rộng rãi đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ.
Bước 3: Thành lập Hội đồng tư vấn án lệ
Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập gồm có ít nhất 09 thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về pháp luật và 01 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao (đồng thời là Thư ký Hội đồng).
Trường hợp tư vấn án lệ về hình sự thì thành phần của Hội đồng tư vấn án lệ phải có đại diện Cơ quan điều tra của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Bước 4: Lấy ý kiến Hội đồng tư vấn án lệ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo luận cho ý kiến đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ.
Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện thông qua phiên họp thảo luận trực tiếp hoặc bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng tư vấn án lệ quyết định phương thức lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết quả tư vấn.
Bước 5: Thông qua án lệ
Sau khi các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ được lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ.
Bước 6: Công bố án lệ
Trên cơ sở kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc thông qua án lệ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ.
Nội dung của án lệ được công bố bao gồm: Số, tên án lệ; số, tên bản án, quyết định của Tòa án có nội dung được phát triển thành án lệ; tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ; quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ; từ khoá về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ; các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tòa án có liên quan đến án lệ; nội dung của án lệ.
Như vậy có thể thấy đối với việc lựa chọn án lệ cần thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình nhất định do pháp luật quy định để áp dụng có hiệu quả án lệ và chính xác nhất đối với từng vụ án cụ thể.
2.2. Áp dụng án lệ trong xét xử
Trong quá trình xét xử thì Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, để có thể bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau và công bằng hợp lý, không gây ra những tranh cãi khi thực hiện áp dụng án lệ. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án theo quy định cuat pháp luật.
Đối với từng vụ án cụ thể trong trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án” theo quy định và tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử vụ án cụ thể, giải quyết vụ việc tương tự án lệ đã có sẵn. Việc nghiên cứu, viện dẫn án lệ khi xét xử là yêu cầu đối với Thẩm phán, Hội thẩm. Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ khi xét xử vụ việc có tình huống pháp lý tương tự với án lệ thì phải có trách nhiệm phân tích, lập luận và nêu rõ lý do trong bản án, quyết định theo quy định.
Kết luận: Thông qua những thông tin pháp lý chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy đối với việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn có ý nghĩa đối với việc thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau này, Theo đó nó sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, Người tham gia tố tụng, Cơ quan tiến hành tố tụng, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Có thể hiểu đơn gián nhất Án lệ là khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán tuân theo vì được đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Khi ấy thẩm phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo tương tự án lệ. Theo đó có thể tránh được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa án là không bình đẳng và án lệ khi được áp dụng còn giúp các đơn vị khi đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự, thương mại biết phòng tránh rủi ro…
Trên đây là thông tin do