Tang vật đánh bạc được coi là bằng chứng chứng minh hành vi đánh bạc trái pháp luật mà cá nhân đang thực hiện nên xác định tiền, hiện vật trong tội này có ý nghĩa quan trọng. Vậy, tiền thu được trong ví, túi có phải là tang vật đánh bạc?
Mục lục bài viết
1. Tiền thu được trong ví, túi có được coi là tang vật đánh bạc không?
Theo pháp luật hiện hành thì chưa có bất kỳ văn bản nào nêu định nghĩa về tang vật trong vụ án hình sự. Trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chỉ nêu cách hiểu duy nhất về vật chứng, cụ thể: vật chứng được xác định là những công cụ, phương tiện được cá nhân sử dụng để thực hiện hoạt động trái pháp luật, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật mà cơ quan điều tra xác định có giá trị lớn trong việc chứng minh tội phạm và người phạm tội; Đồng thời, nếu căn cứ vào vật chứng này sẽ có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Hiện nay, nói đến vật chứng thì bao gồm các loại sau:
+ Bất kỳ công cụ, phương tiện phạm tội có thể là hung khí mang dấu vết của tội phạm hoặc là vật đối tượng của tội phạm. Ví dụ: dao, súng, các vũ khí quân dụng, …
+ Những khoản tiền hoặc vật có giá (có thể là đồng tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký các phương tiện xe cơ giới, …) được đem ra sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Giấy tờ, tài liệu liên quan đến nhân thân của người bị hại hay của bi can. Ví dụ: Giấy khai sinh, giấy phép lái xe, …
Như vậy, tang vật được sử dụng trong tội đánh bạc có thể là vật, tiền có giá trị có thể quy đổi ra đồng tiền Việt Nam, hoặc bất kỳ giấy tờ có giá nào cũng có thể được đem ra sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền đánh giá là tang vật vì liên quan trực tiếp đến hành vi đánh bạc.
Bộ luật hình sự đã có rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng đối với Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về cách tính số tiền dùng để đánh bạc. Vấn đề này dẫn đến nhiều bất cập và khó khăn trong việc đánh giá xác định số tiền để xác định xem vụ việc có yếu tố hành chính hay là hình sự. Trước đây, khi Bộ luật Hình sự năm 1999 còn hiệu lực thì Hội đồng Thẩm phán đã ban hành quyết
+ Thứ nhất, số tiền hoặc hiện vật được dùng để đánh bạc mà cơ quan có thẩm quyền thu giữ được trực tiếp ngay tại chiếu bạc mà các con bạc đang sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
+ Thứ hai, tiền hoặc hiện vật thu giữ được ở trong người các con bạc mà trên thực tế cơ quan có thẩm quyền có căn cứ rõ ràng để xác định số tiền này được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc;
+ Thứ ba, tiền hoặc hiện vật khi bị phát hiện và thu giữ ở những khu vực khác nếu đủ căn cứ xác định số tiền hoặc hiện vật này được sử dụng để hỗ trợ và dùng trong việc đánh bạc.
Theo quy định nêu trên, tiền được dùng để đánh bạc không chỉ xác định đó là khoản tiền thu được trực tiếp trên chiếu bạc mà nếu có căn cứ cụ thể cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định cả các khoản tiền trong túi trong người các con bạc hoặc xác định trường hợp tiền hoặc hiện vật đã được hoặc sẽ dùng trong đánh bạc. Đối với trường hợp này cơ quan chức năng có trách nhiệm thu thập tất cả chứng cứ để chứng minh được số tiền hoặc hiện vật ngoài chiếu bạc là tiền học hiện vật đã hoặc sẽ sử dụng để đánh bạc. Trong trường hợp cơ quan điều tra chứng minh được tiền thu trong ví, túi phát sinh từ 3 trường hợp nêu trên thì số tiền này được coi là tang vật đánh bạc.
2. Cách xác định tiền, trị giá hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc:
Như đã biết, một hành vi được coi là đánh bạc phải đầy đủ các yếu tố cấu thành tội đánh bạc được ghi nhận tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, giá trị tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần là từ 5.000.000 đồng trở lên. Để có thể xác định chính xác hành vi vi phạm và tránh bỏ lọt tội phạm thì mỗi hình thức đánh bạc khác nhau sẽ có cách xác định tiền, trị giá hiện dùng đánh bạc. Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, trị giá hiện dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, trị giá hiện vật của những người cùng đánh bạc, cụ thể:
+ Cá nhân tham gia đánh bạc với hình thức xóc đĩa, chơi bài tú lơ khơ, xí ngầu… mà hành vi này có nhiều người tham gia cùng nhau thì cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện ra hành vi này thì việc xác định tiền, trị giá hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, trị giá hiện vật mà Cơ quan điều tra đã thu giữ trên chiếu bạc; Qua xem xét, điều tra nếu nếu tổng số tiền thu giữ có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên thì những người tham gia chơi đánh bạc cùng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015.
+ Còn trong trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa…cá nhân có thể chơi làm nhiều đợt khác nhau và số tiền để cơ quan điều tra xác định trong trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.
Đồng thời, theo ghi nhận tại Văn bản số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao việc xác định số tiền dùng để đánh bạc (đánh đề hoặc cá độ) vẫn được thực hiện theo hướng dẫn tại các Điểm a, b Mục 5.1 Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số
Như vậy, cá nhân lựa chọn hình thức đánh bạc là cá cược số lô, số đề hoặc cá độ bóng đá thì để chứng minh người này đang vi phạm pháp luật đối với tội đánh bạc thì và Cơ quan điều tra phải có tài liệu xác định được rằng: tổng số tiền mà người đánh bạc đã bỏ ra để mua số đề, cá độ bóng đá cộng với số tiền thực tế được nhận từ chủ đề, chủ cá độ (trong trường hợp trúng số đề, thắng cược cá độ) trên 5.000.000 đồng.
3. Cá nhân bị thu giữ tiền trong túi, ví mang trong người lúc đánh bạc có được trả lại không?
Khi phát hiện hành vi đánh bạc, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác định tang vật được dùng trong vụ án. Nếu có cơ sở pháp lý, cá nhân có thể truy cứu hình sự thì việc giải quyết đối với số tiền và tài sản mang theo người những cá nhân này được hiện như sau:
+ Nghĩa vụ chứng minh của cơ quan điều tra giữ vai trò quan trọng để xác định được số tiền một số tài sản khác được dùng vào mục đích trái pháp luật. Từ đó, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm, đề ra phương án xử lý tiền và tài sản liên quan đến việc đánh bạc đó là: bị tạm giữ, tịch thu, sung công quỹ Nhà nước;
+ Đối với trường hợp cơ quan điều tra chứng minh được tiền và một số tài sản khác mà cá nhân mang theo không liên quan đến hành vi đánh bạc của nhưng trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra nhận định cần áp dụng biện pháp tạm giữ số tiền và tài sản này để phục vụ công tác điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật thì hoàn toàn vẫn được cho phép để đảm bảo việc thi hành án khi vụ án được đưa ra xét xử;
+ Ngoài ra, trong quá trình điều tra nếu cơ quan điều tra chứng minh được tiền và một số tài sản khác mang theo người không được dùng để phục vụ việc đánh bạc, không liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật thì Cơ quan điều tra sẽ xem xét trả lại cho cá nhân đang bị tạm giữ tiền thu trước đây.
Như vậy, tiền bị tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra về hành vi đánh bạc có thể sẽ được trả lại nếu cơ quan điều tra xác minh rằng tiền thu trực tiếp này không phải là tang vật để để thực hiện đánh bạc.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.