Từ trước đến nay, việc tặng tiền mừng cưới đã trở thành một phong tục văn hóa truyền thống quan trọng trong ngày lễ kết hôn của những đôi vợ chồng. Tùy theo từng vùng miền, quy chuẩn về số tiền mừng cưới có thể khác nhau. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì tiền mừng cưới có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
Mục lục bài viết
1. Tiền mừng cưới có tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
Trước hết, tiền mừng cưới được xem là một khoản tiền khách mời hoặc những người tham gia đám cưới tặng để chúc mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng, thường làm biểu tượng cho sự chúc phúc và ủng hộ trong quá trình thành đôi. Hành động tặng tiền mừng cưới thông thường được coi là một phần quan trọng của lễ cưới, được phổ biến rộng rãi trong nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 11 của Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định, không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản tiền nhận được từ các tổ chức/cá nhân trả thu nhập chi cho đám cưới, đám hỉ của bản thân hoặc của gia đình người lao động theo quy định chung của các tổ chức/cá nhân trả thu nhập, phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân theo các văn bản quy phạm hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp/hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập cá nhân.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư
Theo đó thì có thể nói, tiền mừng đám cưới khi người lao động nhận được từ người sử dụng lao động không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế thì sẽ không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, cá nhân nhận được tiền mừng cưới sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
2. Những khoản tiền thưởng không tính thuế thu nhập cá nhân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định về những khoản tiền thưởng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Bao gồm:
(1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước truy tặng, trong đó bao gồm cả tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Bao gồm:
– Tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua như chiến sĩ thi đua toàn quốc, chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban ngành/hoặc đoàn thể trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc trung ương, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, lao động tiên tiến và chiến sĩ tiên tiến;
– Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng khác phù hợp với quy định của pháp luật, tiền thưởng kèm theo danh hiệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phong tặng;
– Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, kèm theo giải thưởng nhà nước;
– Tiền thưởng kèm theo kỷ niệm chương, kèm theo huy hiệu;
– Tiền thưởng kèm theo giấy khen, tiền thưởng kèm theo bằng khen;
– Tiền thưởng kèm theo các loại giải thưởng khác do hội hoặc các tổ chức thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội ở cấp trung ương, cấp địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
(2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc tế được nhà nước Việt Nam công nhận.
(3) Tiền thưởng về cải tiến kĩ thuật, tiền thưởng và cải tiến sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận.
(4) Tiền thưởng về việc phát hiện vi phạm, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về thời hạn nộp thuế. Theo đó, thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau:
– Trong trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế sẽ được xác định chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp thành phần hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Trong trường hợp khai bổ sung đối với thành phần hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế sẽ được xác định là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sự sai sót;
– Trong trường hợp cơ quan thuế tính thuế thì thời hạn nộp thuế sẽ được xác định là thời hạn ghi nhận cụ thể trên thông báo của cơ quan thuế.
Theo đó, thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định theo từng trường hợp như sau:
– Trong trường hợp người nộp thuế tự tính thuế, thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp thành phần hồ sơ khai thuế;
– Trong trường hợp khai bổ sung thành phần hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sự sai sót;
– Trong trường hợp cơ quan thuế tính thuế thì thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân là thời hạn ghi nhận trên thông báo của cơ quan thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
– Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; Hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế số 71/2014/QH13 và
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính.
THAM KHẢO THÊM: