Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân? Tiền lương làm thêm vào ngày lễ là gì? Tiền lương làm thêm vào ngày lễ phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, là nguồn thuế có vai trò quan trọng trong tất cả các loại thuế, thể hiện vai trò của cá nhân trong việc “chia” một phần tài chính của mình cho nhà nước. Chính vì là việc chia sẻ lợi ích, nên thuế thu nhập cá nhân được rất nhiều người quan tâm và đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh đến loại thuế này. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, Luật Dương Gia có nhận được câu hỏi rằng: Tiền lương làm thêm vào ngày lễ phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Lấy câu hỏi này làm nội dung chính, trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ đưa ra câu trả lời, đồng thời phân tích, bình luận các vấn đề pháp lý liên quan.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành.
–
1. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân?
Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế là các cá nhân trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Theo Giáo trình Nghiệp vụ thuế (2009) của Học viện Tài chính thì: “Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân phát sinh trong kỳ tính thuế.”
Xác định đúng đắn thu nhập chịu thuế là cơ sở tính thuế thu nhập chính xác. Thu nhập chịu thuế của một cá nhân trong kỳ tính thuế là tổng thu nhập trừ đi các khoản giảm trừ. Tổng thu nhập của một đối tượng tính thuế sẽ không bao gồm các khoản miễn thuế. Để xác định tổng thu nhập cần phải xác định từng khoản cấu thành tổng thu nhập theo từng loại thu nhập cụ thể, tức là xem xét tổng thể thu nhập của người nộp thuế đều dựa vào đối tượng tính thuế. Tùy theo mục đích đánh thuế mà có khoản thu nhập không đưa vào đối tượng đánh thuế.
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân khá đa dạng, được quy định tại Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó cần chú ý đến thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của
Như vậy, về nguyên tắc, nếu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công đáp ứng các điều kiện khác thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Việc xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công khá phức tạp, phải tính đến nội dung về giảm trừ gia cảnh để có thể đưa ra được thu nhập chịu thuế chính xác nhất.
2. Tiền lương làm thêm vào ngày lễ là gì?
Ngày nghĩ lễ, tết được quy định tại Bộ luật lao động, Khoản 1, Điều 112 bao gồm:
– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
– Tết Âm lịch: 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Trong những ngày này, người lao động được nghỉ làm việc nhưng vẫn được hưởng nguyên lương, do đó mới đặt ra vấn đề làm thêm vào ngày nghỉ lễ.
Theo giải thích tại Khoản 1, Điều 90: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.“
Tiền lương làm thêm là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên nguyên tắc pháp luật quy định, tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc.
Tiền lương làm thêm vào ngày lễ là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ. Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động:
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
….
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.”
Dựa trên quy định này, có thể nhận thấy, tiền lương có được từ làm thêm giờ vào ngày lễ là cao hơn so với lương ngày thường. Việc xác định tiền lương làm thêm vào ngày lễ được Luật Dương Gia cung cấp cụ thể hơn trong một bài viết khác, việc tác giả nhắc đến nội dụng này trong bài viết chỉ nhằm muốn người đọc cơ bản xác định được loại tiền lương này và khả năng có thể coi đó là thu nhập chịu thuế hay không.
3. Tiền lương làm thêm vào ngày lễ phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Trước câu hỏi: Tiền lương làm thêm vào ngày lễ phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Câu trả lời là: Không.
Chứng minh cho câu trả lời này như sau:
– Theo quy định tại Khoản 9, Điều 4, Luật Thuế thu nhập cá nhân về thu nhập miễn thuế: “Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.“
– Điểm i, Khoản 1, Điều 3
“i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.“
Nhìn chung, quy định về miễn thuế đối với phần tiền lương được miễn thuế như thế là hợp lí và khá đầy đủ, việc ghi nhận, đồng thời đưa ra ví dụ là các thức để người dân, đặc biệt là người tham gia vào quan hệ lao động dễ dàng nắm bắt hơn và tự bảo vệ quyền lợi của mình. Việc quy định miễn thuế đối với phần tiền lương trả cao hơn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng có thể nhìn nhận rằng, thông thường, các quy định về làm thêm giờ được quy định rất chặt chẽ để tránh bóc lột sức lao động cũng như làm mất khả năng tái tạo sức lao động, việc làm thêm giờ giúp người lao động có thêm phần tiền lương để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, vì vậy thông thường, số giờ làm thêm không nhiều, hay những ngày nghỉ lễ được pháp luật lao động quy định cũng rất ít, vì vậy, việc để phần tiền lương được trả cao hơn đó phải chịu thuế thu nhập cá nhân là không thỏa đáng và làm mất đi tinh thần làm việc của họ, hơn nữa phần tiền đó chiếm tỉ lệ ít hơn so với thu nhập trong giờ làm việc thông thường.
Cần đặc biệt lưu ý rằng, phần tiền lương được miễn thuế là phần tiền lương được trả cao hơn so với tiền lương làm việc trong giờ, tức là, phần tiền lương mà người lao động có được trong ngày nghỉ lễ (lương thông thường) vẫn là phần thu nhập chịu thuế. Điều này nhằm đảm bảo tính ổn định trong thu nhập chịu thuế, vừa đảm bảo được thu nhập chịu thuế nhưng cũng không làm mất đi tính chất nhân văn trong chính sách thuế thu nhập cá nhân.