Theo quy định hiện nay khi mức lương cơ sở tăng, lương tối thiểu vùng tăng thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc sẽ thay đổi. Lương tham gia bảo hiểm xã hội là gì? Tiền lương đóng BHXH 2023? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Lương tham gia bảo hiểm xã hội là gì?
Lương tham gia bảo hiểm xã hội là mức lương dùng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó mức đóng tối thiểu là mức lương tối thiểu vùng. Mức tối đa đóng BHXH, BHYT là không quá 20 lần mức lương cơ sở. Mức đóng tối đa đối với bảo hiểm thất nghiệp là bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
2. Cách tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội:
Cơ sở pháp luật:
–
– Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm
Căn cứ Khoản 1,2 Điều 89
Người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp tiền lương tháng quy định nêu trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Theo quy định tại Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015, tiền lương đóng bảo hiểm được tính như sau:
Đối với khối doanh nghiệp người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH, BHTN, BHYT là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động.
Từ 01/01/2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
+ Tỉ lệ các khoản trích theo lương
Theo quy định của
– Bảo hiểm xã hội (BHXH)
– Bảo hiểm y tế (BHYT)
– Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
– Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Căn cứ Điều 85 và Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định đối với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí (HT), tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động (NLĐ) cụ thể như sau:
Theo đó, dựa trên cơ sở lương của người lao động, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32% (trong đó người sử dụng lao động đóng 21,5%, người lao động đóng 10,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
* Đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện được áp dụng với công dân Việt Nam không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức đóng BHXH tự nguyện của người lao động: Căn cứ Điều 10 và Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được xác định như sau:
Mức đóng/tháng = 22% x (Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện – Mức nhà nước hỗ trợ đóng)
Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đóng tỷ lệ 22% mức thu nhập mà người đó chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ngoài ra, để khuyến khích người lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội, nhà nước còn hỗ trợ một phần mức đóng cho những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội hiện nay là bao nhiêu?
+ Mức lương đóng BHXH tối thiểu/1 tháng
-Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
-Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua học nghề, đào tạo nghề.
-Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cụ thể:
Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
+ Mức lương tháng đóng BHXH tối đa: Bằng 20 tháng lương cơ sở
Và từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, sẽ có 02 mức lương cơ sở được áp dụng trong năm 2023 gồm:
+ Từ ngày 01/01/2023 – 30/6/2023: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
+ Từ ngày 01/7/2023: Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng. Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,8 = 36 triệu đồng/tháng.
+ Các khoản tính đóng và không phải đóng BHXH bắt buộc
a, Các khoản tính đóng BHXH bắt buộc.
Theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH 2014 và Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc gồm lương, phụ cấp lương và các khản bổ sung khác.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của
Các khoản bổ sung khác là các khoản hai bên đã thỏa thuận, cụ thể: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên và không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
b, Các khoản không tính đóng BHXH bắt buộc.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của
4. Xác định lương đóng BHXH khi lương tính theo sản phẩm:
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi đang làm việc trả lương cho cán bộ công nhân viên theo sản phẩm, nhưng thu nhập hàng tháng của cán bộ công nhân viên không đồng đều do sản phẩm sản xuất làm theo nhu cầu của khách hàng (có tháng phải nghỉ sản xuất). mức lương thu nhập hàng tháng chênh lệch cao từ (2.900.000 – 8.000.000)đồng/tháng. vậy xin hỏi công ty tôi đóng bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên theo lương cơ bản (lương tối thiểu vùng) có đúng không? nếu đóng theo thu nhập với mức lương hàng tháng chênh lệch như vậy thì đóng như thế nào? xin nhờ quí luật sư tư vấn giúp. chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, trong tình huống bạn đưa ra, công ty thực hiện việc đóng bảo hiểm cho các cán bộ, công nhân viên nên có thể hiểu thắc mắc của bạn liên quan đến việc người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Khoản 2 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về nguyên tắc bảo hiểm xã hội quy định rõ: “Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.”
Bạn cũng như các cán bộ, công nhân viên khác trong công ty được hưởng lương theo số sản phầm làm ra nên không thuộc nhóm người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với nhóm đối tượng như bạn được quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt và quy định này được hướng dấn ở điều Điều 17
Như vậy, mức lương làm căn cứ để đóng bảo hiểm với nhóm đối tượng có chế dộ lương do người sử dụng lao động quyết định từ 01 tháng 01 năm 2016 là mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng và các loại phụ cấp (nếu có) và phải phù hợp với các quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể, mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022 nghị định của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2022.
Vậy nên, mức lương tối thiếu vùng chỉ là căn cứ để xác định lức lương thấp nhất nhằm căn cứ để đóng bảo hiểm và việc công ty bạn thực hiện việc đóng bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên theo mức lương tối thiểu là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật, vi phạm trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ, nhân viên.
Thứ hai, về việc đóng bảo hiểm xã hội với mức lương có sự chênh lệch giữa các tháng thì tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động.
Theo quy định trên, công ty bạn hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của nhân viên theo Khoản 1 Điều 86 quy định trên và có thể thực hiện đóng bảo hiểm hằng tháng, 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần. Đối với phương thức thực hiện hàng tháng thì mức đóng dựa trên mức lương tháng làm cơ sở đóng bảo hiểm của người lao động; Còn với phương thức đóng 03 hay 06 tháng một lần thì mức lương tháng làm cơ sở đóng bảo hiểm là mức lương tháng trung bình của người lao động trong chu kì 03 tháng hay 06 tháng: Công ty bạn phải tính mức lương đóng BHXH không được thấp hơn lương tối thiểu vùng cho nhân viên.