Ngày nay, không khó để nhận biết một sản phẩm mang thương hiệu gì, từ khóa thương hiệu đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều trong xã hội. Chúng ta nghe rất nhiều về thương hiệu như “Các thương hiệu đắt giá nhất”, “sức mạnh và tầm ảnh hưởng của thương hiệu”, “hình ảnh thương hiệu”…
Mục lục bài viết
1. Thương hiệu là gì?
Trong thực tiễn, thuật ngữ “thương hiệu” chỉ được sử dụng nhiều trên báo chí, truyền thông,… còn trong các văn bản quy phạm pháp luật thì không thấy nhắc đến khái niệm về thương hiệu.
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
“Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.”
Có thể hiểu Thương hiệu theo khái niệm sau:
Thương hiệu là cách thức mà một công ty, tổ chức hoặc cá nhân tạo nên và được cảm nhận hữu hình hoặc vô hình bởi những người đã trải nghiệm nó. Thương hiệu không chỉ đơn giản chỉ là một cái tên, một câu khẩu hiệu, một biểu tượng, thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên. Đó là quá trình bao gồm tạo ra một cái tên, hình ảnh cho sản phẩm của bạn trong tâm trí khách hàng, chủ yếu thông qua các chiến dịch quảng cáo có tính nhất quán chặt chẽ. Việc xây dựng thương hiệu nhằm mục đích một sự hiển thị rõ ràng và khác biệt trên thị trường để thu hút sự chú ý cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng.
CEO của Amazon – Jeff Bezos đã từng đưa ra một định nghĩa về brand: “Thương hiệu của bạn sẽ là những gì người ta nói về khi bạn không ở đó.”
2. Vai trò của thương hiệu:
2.1. Vai trò đối với doanh nghiệp:
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thương mại, các doanh nghiệp ngày càng phát triển như vũ bão, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vị thế cạnh tranh trên thương trường. Bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn tạo một điểm nhấn riêng biệt cho mình và tạo nên thương hiệu rộng khắp trong cộng đồng. Mặc dù xét về bản chất thương hiệu là vô hình, nhưng nó chính là công cụ hàng đầu để thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại.
Trước hết, thương hiệu là công cụ chức năng để nhận diện và phân biệt sản phẩm này với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Điều này có lợi cho cả người bán và người mua. Lợi ích của việc xây dựng thương hiệu ngày càng quan trọng khi những người sản xuất và kinh doanh không cần gặp trực tiếp khách hàng, khi phương tiện vẩn chuyển phát triển tạo nên khả năng phân phối hết sức rộng rãi. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng số lượng bán nhưng lại là điều bất lợi cho mối quan hệ với khách hang và việc trao đổi giữa người mua và người bán. Khi tạo dựng được tên tuổi và thương hiệu, khách hàng chỉ cần nhìn vào sản phẩm đó cũng có thể tự đánh giá được chất lượng của sản phẩm.
Thương hiệu góp phần duy trì và phát triển lượng khách hàng, giảm chi phí trong hoạt động marketing, là nhân tố đem lại sự ổn định và đi lên của doanh nghiệp.
Khách hàng đóng một vai trò thiết yếu trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể thu hồi vốn và có lợi nhuận khi hàng hóa của mình được khách hàng tiêu thụ. Nhưng làm thế nào để lấy được sự thủy chung của khách hàng với hàng hóa của mình?
Yếu tố tâm lý khách hàng được các doanh nghiệp khá coi trọng. Các hoạt động Marketing được đẩy mạnh và quảng bá thông qua thương hiệu là một cách hiệu quả tạo niềm tin cho sản phẩm. Khách hàng là người cuối cùng đưa ra quyết định có sử dụng sản phẩm đó hay không. Và một thương hiệu sẽ được coi là đang trên bước đường thành công khi mà được nhắc đến sẽ khiến khách hàng nghĩ ngay đến sản phẩm cũng như đặc trưng, lợi ích và thậm chí cả nền văn hóa của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu đó. Điều đó chứng tỏ thương hiệu đã nằm trong tiềm thức và tình cảm của khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp có nhãn hiệu nổi tiếng sẽ thu hút được nhiều khách hàng và đem lại lợi nhuận cao.
Rõ ràng, thương hiệu đã tác động rất lớn đến tâm lý và hành vi mua hàng. Khi người ta yêu thích, tin tưởng một nhãn hiệu sản phẩm nào đó thì khả năng họ sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu đó là rất cao. Đó là chưa kể đến thói quen và tâm lý ngại thay đổi.
Một doanh nghiệp nếu như đã tạo nên thương hiệu và ghi sâu vào trong tâm trí người tiêu dùng thì họ có thể tạo ra nhiều hơn một nhãn hiệu nổi tiếng. Từ đó cũng sẽ thúc đẩy doanh số sản phẩm bán ra. Điển hình như Apple, mỗi năm khi ra mắt những mẫu Iphone mới, rất nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra mua mặc dù điện thoại cũ của họ vẫn đang dùng tốt.
2.2. Vai trò của thương hiệu với người tiêu dùng:
Người tiêu dùng luôn phải đối mặt với vấn đề chọn lựa giữa những sản phẩm giống nhau được đưa ra bán. Người tiêu dùng cần có những tiêu chí nhất định để lựa chọn sản phẩm một cách chính xác và nhanh nhạy nhất. Thương hiệu chính là phương tiện chủ yếu giúp người tiêu dùng xây dựng các tiêu chí đó. Bởi thương hiệu là người bán hàng im lặng và trung thực, nó không chỉ thực hiện chức năng phân biệt hàng hóa mà còn có tác dụng thông tin về sản phẩm và về nguồn gốc của sản phẩm. Do đó, thương hiệu giúp người tiêu dùng nhanh chóng tìm được sản phẩm mà mình tin tưởng, hài lòng về mặt giá cả cũng như chất lượng. Không những đem lại lợi thế về mặt thời gian cho khách hàng mà thương hiệu còn giúp họ tránh được sự lừa dối và những nhầm lẫn về chất lượng khi lựa chọn sản phẩm
Thương hiệu còn có thể hạn chế rủi ro cho khách hàng khi họ quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm bằng cách mua những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương hiệu đã mạng lại cho họ những trải nghiệm tốt trong quá khứ. Vì vậy, thương hiệu còn là một công cụ xử lý rủi ro quan trọng đối với khách hàng.
2.3. Vai trò của thương hiệu đối với nền kinh tế xã hội:
Bằng việc giúp người tiêu dùng có quyết định lựa chọn giữa những hàng hóa đa dạng được chào bán trên thị trường, thương hiệu khuyến khích = các doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm bán ra, để đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng. Bởi vậy, thương hiệu “thưởng công” cho những người sản xuất hàng hóa chất lượng cao một cách ổn định và kết cục là kích thích sự phát triển kinh tế. Và khi đất nước có nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội đương nhiên được nâng cao.
Một đất nước có nhiều thương hiệu tên tuổi cũng sẽ được nhiều người biết đến, được sự quan tâm, tìm hiểu của các quốc gia khác. Kéo theo là sự thu hút đầu tư từ các quốc gia khác trên thế giới. Có thể lấy ví dụ điển hình với cà phê Trung Nguyên, chính sự nổi tiếng toàn thế giới của cà phê Trung Nguyên đã góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam – một đóng góp to lớn với nền kinh tế đất nước. Hơn thế, nhiều thương hiệu lớn của nước ta được biết đến rộng rãi, có uy tín đã góp phần tạo nên bộ mặt của chính đất nước trên thế giới.
3. Điều gì làm nên một thương hiệu:
Thứ nhất, tính độc đáo
Thiết lập một bản sắc thương hiệu đòi hỏi một cái gì đó đặc biệt.
Ví dụ, Vinfast đã trở nên nổi tiếng và vươn tầm thế giới đối với sản phẩm ô tô made in Viẹt Nam, Pizza Domino đã sử dụng để đảm bảo rằng bánh pizza của họ sẽ đến trong 30 phút hoặc nó muốn được tự do.
Thứ hai, về khách hàng
Các nhà quản lý thương hiệu hàng đầu nắm bắt được điều đặc biệt của việc bán hàng. Đó là chuyển tải được tới các khách hàng có nhu cầu. Đồng thời cho phép khách hàng thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ.
Như việc IKEA đã mở hẳn một showroom – phòng triển lãm các mặt hàng nội thất. Cho phép người xem có thể sờ vào sản phẩm. Đây là điều mà không một nhà bán lẻ nào làm. Họ đã cho đập các chiếc ghế bằng máy để chứng minh độ bền của sản phẩm. Ngoài ra việc trưng bày sản phẩm cũng hết sức tỉ mỉ, công phu và luôn thay đổi. Thêm nữa khách hàng còn được mời ở lại dùng bữa ở nhà hàng, tham gia các sự kiện hoặc các buổi nói chuyện về sản phẩm…v.v.
Thứ ba, tính nhất quán
Khi người tiêu dùng trở lại mua hàng cho một doanh nghiệp , họ thường mong đợi để nhận được cùng một mức độ chất lượng như họ đã nhận lần đầu tiên. Nhà hàng và chất lượng thực phẩm và dịch vụ của họ là một ví dụ tuyệt vời về điều này.
Không ai muốn đối phó với một công ty mà họ không thể dựa vào sự nhất quán. Với rất nhiều ngành công nghiệp bị bão hòa với đối thủ cạnh tranh, không nhất quán là lý do đẩy khách hàng của bạn đến với các đối thủ cạnh tranh của bạn.
Đó là lý do tại sao nó rất quan trọng để tuân theo một tiêu chuẩn chất lượng nhất định với một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thứ tư, lãnh đạo
Cũng giống như bất kỳ nhóm cộng đồng, một nhà lãnh đạo của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đằng sau mỗi thương hiệu thành công. Đối với các công ty lớn, điều này có thể là CEO. Đối với những người nhỏ hơn, nó thường là các chủ sở hữu.
Để phối hợp các nỗ lực của các thành viên trong nhóm và hướng dẫn một tầm nhìn chiến lược cho một thương hiệu, ai đó đã bước lên và chỉ đạo “con tàu”. Các nhà lãnh đạo giải quyết các biến chứng và hoạt động như một liên lạc giữa các phòng ban khác nhau để giữ cho tất cả mọi người trên cùng một trang. Họ cũng là những động lực chuyên môn và biết làm thế nào để tối đa hóa sức mạnh của các thành viên trong nhóm khác nhau.
Tóm lại vì thương hiệu là tài sản vô hình nên chúng ta cần xem xét những tiêu chí như:
– Số người biết đến;
– Thị phần trong lĩnh vực kinh doanh;
– Cảm nhận, niềm tin của mọi người về thương hiệu;
– Khả năng tác động đến quyết định mua hàng;
– Những thành tích, giải thưởng,…;
Và để đạt được những kết quả nêu trên thì cần phải xây dựng được:
– Sản phẩm tốt;
– Dịch vụ tốt;
– Chăm sóc khách hàng tốt;
– Marketing, truyền thông, quảng bá tốt;…