Thuế tự vệ là một loại thuế điển hình mà các tổ chức, cá nhân sẽ phải đóng vào ngân sách khi tham gia hoạt động nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam với những điều kiện do pháp luật quy định. Vậy cụ thể Thuế tự vệ là gì? Có phải tất cả các cá nhân, tổ chức khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên hay không?
Mục lục bài viết
1. Thuế tự vệ là gì?
Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung trong trường hợp các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu một lượng hàng hóa quá mức vào Việt Nam mà việc nhập hàng hóa quá mức đó gây thiệt hại nghiệp trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho những ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành, phát triển của các ngành sản xuất trong nước.
Thuế nói chung là một khái niệm khá quen thuộc với các tổ chức, cá nhân, nhất là những tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh có thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, khái niệm về thuế tự vệ hiện nay vẫn còn khá xa lạ với các sinh viên, ngay cả những kế toán đã đi làm. Bởi thực tế loại thuế này không phát sinh thường xuyên như những loại thuế khác mà chỉ một số trường hợp nhất định thuộc đối tượng phải nộp thuế tự vệ.
Theo đó, sau khi nằm trong đối tượng chịu thuế tự vệ, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký nộp thuế, kê khai nộp thuế, nộp thuế và quyết toán theo quy định của nhà nước.
Thuế tự vệ tiếng Anh là Safeguarding duties.
Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(Tài liệu tham khảo: Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu)
2. Điều kiện áp dụng thuế tự vệ:
Theo quy định tại khoản 1, điều 14, Luật thuế xuất nhập khẩu quy định 2 điều kiện áp dụng thuế tự vệ như sau:
– Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
– Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu qui định tại Điểm a Khoản này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ
Căn cứ vào Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu, nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ như sau:
– Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
– Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
– Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
Thời hạn áp dụng thuế tự vệ
Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
(Tài liệu tham khảo: Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu)
3. Nội dung về thuế tự vệ:
*) Đối tượng chịu thuế tự vệ
Đối tượng chịu thuế tự vệ được quy định tại điều 2, Luật thuế Xuất nhập khẩu 2016, bao gồm:
“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu”.
Như vậy, Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tự vệ là những hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải hàng hóa nào cũng thuộc đối tượng chịu thuế tự vệ mà chỉ những hàng hóa xuất nhập khẩu quá mức gây ảnh hương nghiêm trọng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến những ngành sản xuất trong nước hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất trong nước
*) Đối tượng nộp thuế tự vệ:
Những người thuộc đối tượng phải nộp thuế tự vệ quy định tại điều 3,
“1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.
4. Cách tính thuế tự vệ:
Căn cứ tính thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp:
– Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
– Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
– Mức thuế từng mặt hàng theo quy định của Bộ Công Thương.
Phương pháp tính thuế:
Trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp | = | Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp | x | Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa | x | Thuế suất thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp |
Trường hợp tính theo mức thuế tuyệt đối
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp | = | Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp | x | Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp phải nộp trên một đơn vị hàng hóa |
Thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư 39/2018/TT-BTC
*) Đối với hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng một trong các biện pháp về thuế nhập khẩu
Bao gồm thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp) thì trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, trị giá tính thuế giá trị gia tăng phải cộng thêm thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
*) Thu nộp tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
– Tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp theo Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương được nộp tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan tại Kho bạc Nhà nước (Theo
– Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp chính thức, thì số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã nộp theo quyết định áp dụng tạm thời được cơ quan hải quan trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển nộp ngân sách nhà nước.
Xử lý tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp nộp thừa
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã nộp theo Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương lớn hơn số tiền thuế phải nộp sau khi có Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp chính thức của Bộ trưởng Bộ Công Thương được hoàn trả cho đối tượng nộp thuế từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan.
Thủ tục hoàn trả tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 131 và Điều 132 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Kê khai, thu thuế, nộp thuế, hoàn thuế đối với thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và pháp luật liên quan.
Kết luận: Khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng ta phải tham gia một sân chơi chung với các quy định chung với các nước trong các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà chúng ta ký kết. Trong thương mại quốc tế, sự cạnh tranh rất gay gắt, là một nước đang phát triển, ở vị thế yếu hơn nhiều nước nhưng lại chơi trên một sân chung, vì vậy, trong một số trường hợp để bảo vệ một số ngành sản xuất trong nước, chúng ta áp dụng một số biện pháp để hạn chế nhập nhập, trong đó có biện pháp về thuế để tự vệ.