Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế vô cùng quan trọng, đây là nguồn thu lớn của nhà nước, trực tiếp phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt được quy định về loại thế này. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Thuế TNDN được tính trên doanh thu hay lợi nhuận?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 có quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa/dịch vụ và các thu nhập khác của doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một lợi thế vô cùng quan trọng, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi các khoản chi phí có liên quan đến thu nhập của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa/dịch vụ. Về bản chất, thuế thu nhập doanh nghiệp được xem là khoản nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật vào ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập doanh nghiệp được xem là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, trong đó quan trọng nhất là chức năng phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng trong xã hội. Thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần khuyến khích và tạo điều kiện đầu tư vào các kế hoạch chiến lược phát triển toàn diện của nhà nước. Theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay, các trường hợp cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
– Doanh nghiệp thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Các tổ chức thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã;
– Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài, có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Các đơn vị sự nghiệp thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Và các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tóm lại, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế. Trong khi đó, thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp trên khoản thu nhập và lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc các cá nhân. Vì vậy, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, đồng thời cũng được xác định là “người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập chịu thuế sẽ được xác định là toàn bộ danh thu của doanh nghiệp đó sau khi đã trừ đi chi phí kinh doanh hợp lý. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận thì doanh nghiệp đó mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính dựa trên doanh thu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất/kinh doanh của mình.
2. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay:
Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được nộp thông qua công thức như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = thu nhập tính thuế x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính căn cứ dựa trên thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức như sau:
– Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được chuyển kết;
– Thu nhập chịu thuế = doanh thu – các chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác.
Thứ hai, đối với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 10, Điều 13, Điều 14 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023, thì mức thuế suất áp dụng đối với thuế thu nhập doanh nghiệp là 20 % đối với tất cả các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt khác, sẽ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn như hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, các loại tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam …
Thứ ba, đối với doanh thu tính thuế. Doanh thu tính thuế hiện nay cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật. Doanh thu tính thuế đối với thu nhập doanh nghiệp là từ hoạt động buôn bán hàng hóa và tiền cung ứng dịch vụ. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp này được xác định là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Nếu các doanh nghiệp sử dụng phương pháp trực tiếp để tính thuế thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp này là doanh thu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đặc biệt, nếu khách hàng trả trước nhiều năm, doanh thu được sử dụng để tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được phân bổ dân thông qua các năm hoặc được xác định bằng doanh thu trả tiền một lần.
Thứ tư, đối với các khoản được trừ vào các khoản không được trừ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, các khoản thu nhập được trừ và các khoản thu nhập không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
– Đối với các khoản chi được trừ bao gồm: Các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khoản chi có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, trong trường hợp có hóa đơn mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ từng lần tối thiểu từ 20.000.000 đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt tại thời điểm thanh toán;
– Đối với các khoản chi không được trừ trong quá trình xác định thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: Trừ thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, trường hợp bất khả kháng không được bồi thường, các khoản không đáp ứng đầy đủ điều kiện khấu trừ, tiền phạt cho hành vi vi phạm hành chính, các khoản được bù đắp vào các chi phí khác, chi tiêu vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản chi không được khấu trừ khác.
3. Quy định về việc xử phạt nộp chậm thuế TNDN:
Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý thầy còn được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính. Theo quy định của pháp luật hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính sẽ được tính như sau: Nếu có phát sinh, doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý, đồng thời không cần phải nộp tờ khai. Thời hạn chậm nhất để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý là ngày thứ 30 của quý sau kỳ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
Trong trường hợp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chậm thì doanh nghiệp đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, số thuế tạm nộp thấp hơn so với số thuế thu nhập doanh nghiệp khi quyết toán 20% trở lên. Tiền phạt sẽ được tính căn cứ vào phần chênh lệch tính từ 20% trở lên đó được tính từ ngày tiếp theo cho đến ngày cuối cùng của quý cuối cùng trong năm tài chính.
Nếu tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của các quý tiếp theo thấp hơn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 20% tuy nhiên các doanh nghiệp nộp chậm so với thời hạn quy định thì tiền phạt phải nộp sẽ tính bắt đầu kể từ ngày quá hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp kéo dài đến nay thực nộp thuế còn thiếu.
Trên đây là toàn bộ bài viết nhằm giải đáp thắc mắc của bạn đọc về nội dung thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên doanh thu hay trên lợi nhuận. Hy vọng thông tin này là thông tin hữu ích.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất.
THAM KHẢO THÊM: