Để có thể tính chính xác số thuế thu nhập cá nhân cần phải nộp, cần phải xác định được thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, là khoản thu nhập mà một cá nhân có được từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao là gì?
Mục lục bài viết
1. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là gì?
Thuế thu nhập cá nhân hay còn được gọi là Personal income tax, là khoản tiền mà người có thu nhập cao bắt buộc phải trích nộp trong một phần tiền lương của mình hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vì vậy khoản thu này sẽ hoàn toàn công bằng với mọi đối tượng khác nhau, thuế thu nhập cá nhân góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch dầu nghèo và chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Hiện nay có hai đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:
– Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là tất cả các khoản tiền phát sinh trong lãnh thổ hoặc ngoài lãnh thổ của Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
– Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được xác định là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nơi nhận thu nhập.
Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào người có thu nhập cao. Thu nhập là toàn bộ các khoản vật chất được tính thành tiền của một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Thu nhập bao gồm nhiều loại như: Thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ tiền công, thu nhập từ tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận trong kinh doanh. Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau như thu nhập phát sinh từ lao động, từ việc sở hữu các loại giấy tờ có giá, từ thừa kế, nhận tặng cho …
Vì vậy có thể nói, mặc dù pháp luật hiện nay chỉ đưa ra khái niệm về thuế thu nhập cá nhân nói chung, tuy nhiên thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào những đối tượng có thu nhập cao. Vì vậy, có thể hiểu đơn giản thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là: Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là loại thuế trực thu, góp phần điều tiết thu nhập chịu thuế của người có thu nhập cao trong xã hội, nhằm mục đích đảm bảo công bằng xã hội về thu nhập giữa các cá nhân khác nhau.
Theo đó thì có thể nói, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là những người có thu nhập cao, tức là các cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, đang lao động ở nước ngoài có phát sinh thu nhập, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam tuy nhiên định cư không thời hạn trên lãnh thổ của Việt Nam và có phát sinh thu nhập. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả người nước ngoài không sinh sống trên lãnh thổ của Việt Nam tuy nhiên có phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì cũng là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời, cần phải lưu ý về căn cứ tính thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Theo đó, thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao sẽ được tính dựa trên thu nhập chịu thuế và thuế suất. Công thức như sau:
Thuế thu nhập phải nộp = thu nhập chịu thuế x thuế suất.
Trong đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập không thường xuyên và thu nhập thường xuyên. Cụ thể như sau:
– Thu nhập thường xuyên chịu thuế thu nhập cá nhân là các khoản thu nhập phát sinh một cách thường xuyên và ổn định dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, các khoản thu về nhuận bút, các khoản thu hoa hồng môi giới, các khoản thu ngoài tiền lương/tiền công do quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thu nhập không thường xuyên chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ, thu nhập từ trúng thưởng xổ số, thu nhập từ trúng thưởng khuyến mại …
2. Các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN:
Không tính vào thuế thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản sau đây:
– Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động trong hoạt động khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động như bố mẹ/vợ chồng/con … của người lao động;
– Khoản tiền nhận được theo các chế độ liên quan đến việc sử dụng phương tiện đi lại để công tác và làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng và đoàn thể xã hội;
– Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật;
– Các khoản tiền nhận được ngoài tiền lương, ngoài tiến công do quá trình tham gia phục vụ hoạt động Đảng, Đoàn, Quốc hội, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước;
– Các khoản tiền ăn giữa giờ, ăn giữa ca cho người sử dụng lao động chi trả cho người lao động tuy nhiên không vượt quá mức tối đa theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội;
– Các khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động chi trả/thanh toán cho những người lao động được xác định là người nước ngoài, hoặc người lao động là người Việt Nam đang làm việc trên lãnh thổ của nước ngoài về phép mỗi năm 01 lần;
– Các khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài đang học tập trên lãnh thổ của Việt Nam, con của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đang học theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông (do người sử dụng lao động trả hộ).
3. Người có thu nhập cao cần phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế của kỳ tính thuế theo năm được thực hiện như sau:
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ ba bắt đầu kể từ ngày kết thúc năm dương lịch/kết thúc năm tài chính đối với thành phần hồ sơ quyết toán thuế theo năm, chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong năm dương lịch hoặc tháng đầu tiên trong năm tài chính đối với thành phần hồ sơ khai thuế theo năm;
– Chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng thứ tư được tính kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với thành phần hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục quyết toán thuế;
– Chậm nhất được xác định là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề với hồ sơ khai thuế khoán của hộ gia đình/hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, trong trường hợp hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh mới sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất được xác định là 10 ngày được tính kể từ ngày bắt đầu sản xuất kinh doanh.
Theo đó, thời hạn khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ được chia làm hai mốc thời điểm cho hai trường hợp cụ thể như sau:
– Chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch/kết thúc năm tài chính đối với hồ sơ khai quyết toán thuế do các doanh nghiệp thực hiện thay cho người lao động;
– Chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với thành phần hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật quản lý thuế năm 2019;
– Thông tư
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính.
THAM KHẢO THÊM: