Thực phẩm chức năng là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, bổ sung các vitamin, khoáng chất, tăng sức đề kháng cho người sử dụng. Thực phẩm chức năng thông thường được sản xuất tại những nước có công nghệ tiên tiến, hiện đại, những quốc gia có tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ con người. Do đó, khi nhập khẩu thực phẩm chức năng và buôn bán trên thị trường Việt Nam thì giá của sản phẩm này được đánh giá là cao so với những sản phẩm khác. Vậy Thuế suất với nhập khẩu và buôn bán thực phẩm chức năng được quy định nhau thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là thực phẩm chức năng?
Thực phẩm chức năng là sản phẩm được ra đời lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1980 khi loại thực phẩm này được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được chứng minh rằng chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện. Đây là loại thực phẩm có tác dụng bổ trợ cho cơ thể nhưng vitamin, khoáng chất thiết yếu. Từ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn việc thiếu hụt dinh dưỡng và hỗ trợ cho sự phát triển, tăng trưởng cho con người.
Căn cứ theo quy định tại
– Thực phẩm chức năng bảo vệ sức khoẻ con người (Health Supplement, Dietary Supplement);
– Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
– Thực phẩm chức năng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (thực phẩm dinh dưỡng).
2. Thuế suất với nhập khẩu và buôn bán thực phẩm chức năng:
Để xác định được thuế suất đối với nhập khẩu và buôn bán thực phẩm chức năng thì cần xác định được mã HS của từng loại thực phẩm chức năng. Theo đó, mã HS hay còn gọi là HS Code của mặt hàng được hiểu là mã mô tả ngắn gọn, giúp mã hoá hàng hoá theo tiêu chuẩn hoá quốc tế về tên gọi và mã số để dễ dàng phân loại hàng hoá khi được di chuyển trên phạm vi thế giới.
Theo Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam được quy định tại Phụ lục I, được ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC thì hầu hết các mặt hàng thực phẩm chức năng đều có mã số HS thuộc tiểu mục 2106. Chẳng hạn như Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ từ sâm có mã HS là 21069071, Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khác có mã HS là 21069072, Hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm (SEN) có mã HS là 21069073,…
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì thực phẩm chức năng là mặt hàng chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%. Đối với thuế suất thuế nhập khẩu thực phẩm chức năng thì sẽ áp dụng theo từng loại mặt hàng cụ thể và dựa vào mã HS của mặt hàng đó. Nếu mã HS là 2106 thì thuế suất thuế nhập khẩu thông thường là 22,5% và mức ưu đãi là 15%. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhập khẩu chức năng từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Theo đó, có thể khai quát thuế suất nhập khẩu và buôn bán thực phẩm chức năng tương ứng với từng mã HS theo bảng dưới đây:
Mã HS | Thuế nhập khẩu thông thường | NK Ưu đãi | VAT |
21069071 | 22.5 | 15 | 10 |
21069072 | 22.5 | 15 | 10 |
21069073 | 22.5 | 15 | 10 |
21069081 | 15 | 10 | 10 |
21069089 | 15 | 10 | 10 |
21069091 | 22.5 | 15 | 10 |
21069092 | 22.5 | 15 | 10 |
21069095 | 22.5 | 15 | 10 |
21069096 | 10.5 | 7 | 10 |
21069097 | 22.5 | 15 | 10 |
21069098 | 12 | 8 | 10 |
21069099 | 22.5 | 15 | 10 |
Lưu ý: Một số thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khoẻ được chế biến ở dạng lỏng thì được áp mã HS thuộc tiểu mục 2202. Những loại thực phẩm chức năng này là thực phẩm bổ sung/thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng gồm nhiều thành phần (ví dụ: nước, chiết xuất thực vật, đường, vitamin,…) dạng lỏng, đóng gói sẵn sàng để uống luôn, không phải pha loãng thêm, không chứa cồn hoặc chứa cồn có nồng độ không quá 0,5% tính theo thể tích. Chẳng hạn như “Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng”, không phụ thuộc vào liều lượng dùng.” được áp mã HS là 2202.99.50.
Theo đó, những thực phẩm bảo vệ sức khoẻ ở dạng lỏng, có mã HS thuộc tiểu mục 2202 cũng được áp thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Và được áp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đã là 30%.
3. Khi nhập khẩu và buôn bán thực phẩm chức năng cần lưu ý những gì?
Thực phẩm chức năng là thực phẩm đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng nên khi nhập khẩu thực phẩm chức năng về Việt Nam cũng như đưa sản phẩm ra thị trường để buôn bán thì cần phải lưu ý những quy định sau:
3.1. Đăng ký kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14
Việc đăng ký kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với loại thực phẩm chức năng này có thể thực hiện tại Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 hay Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia,…
3.2. Đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng:
Sau khi tiến hành kiểm tra để công bố thực phẩm chức năng và đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành thì đối với những loại thực phẩm chức năng đã có quy chuẩn kỹ thuật thì phải được công bố hợp quy và thực hiện đăng ký tại Bộ Y tế trước khi đưa vào lưu thông trong thị trường tiêu dùng. Còi đối với những loại thực phẩm chức năng chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải được công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm và được đăng ký tại Bộ Y tế trước khi đưa vào tiêu dùng trên thị trường.
3.3. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng vào Việt Nam:
Sau khi thực hiện đăng ký kiểm tra và hoàn tất thủ tục công bố thực phẩm chức năng thì đơn vị nhập khẩu tiến hành nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam. Theo đó, việc nhập khẩu thực phẩm chức năng vào Việt Nam được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ban hành thì để làm thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng vào Việt Nam thì đơn vị nhập khẩu phải chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau:
– Tờ khai nhập khẩu hàng hoá theo các tiêu chí tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
– 01 bản chụp của Hoá đơn thương mại;
– 01 bản chụp chứng từ vận tải;
– 01 Bản chính của Giấy đăng ký kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng đã nêu ở mục 3.1 của bài viết;
– 01 bản chính Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì người đăng ký làm thủ tục hải quan nộp hồ sơ thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Sau đó, Tổng cục Hải quan Việt Nam sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ, phân luồng hồ sơ để hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng. Theo đó, khi làm thủ tục hải quan thì thực phẩm chức năng sẽ được mang về kho bảo quản và đợi kết quả kiểm định chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.4. Thông quan hàng hoá:
Chuyên viên kiểm định chất lượng thực phẩm chức năng tại các đơn vị đăng ký được nêu tại mục 3.1 của bài viết này sẽ lấy mẫu về kiểm tra chất lượng. Sau khi chuyên viên kiểm định chất lượng thực phẩm chức năng đạt tiêu chuẩn mà Bộ Y tế thì sẽ gửi cho doanh nghiệp kết quả chứng nhận lô hàng thực phẩm chức năng đạt tiêu chuẩn để được thông quan. Nếu lô hàng không đạt tiêu chuẩn thì sẽ bị trả lại nước đã xuất khẩu.
Sau khi hoàn tất những thủ tục trên thì người nhập khẩu có thể mang thực phẩm chức năng về và có thể buôn bán thực phẩm chức năng trên thị trường Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/2/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
– Thông tư số 31/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngàu 08/6/2022 Ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
– Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Thông tư số 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 24/11/2014 Quy định về quản lý thực phẩm chức năng.